Nêu những bản hiệp ước mà triều đình nhà Nguyên đã kí với Pháp (từ năm 1862 đến 1884).
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
- Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)
- Hiệp ước Hácmăng (Qúy Mùi) (25/8/1883)
- Hiệp ước Pa-tơ-nôt (6/6/1884)
Nêu những bản hiệp ước mà triều đình nhà Nguyên đã kí với Pháp (từ năm 1862 đến 1884).Ý nghĩa của việc triều đình kí hiệp ước với Pháp?
- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
Ý nghĩa
-Đối với triều đình: Thể hiện sự nhu nhược, tâm lý sợ giặc, chỉ lo cho an nguy cho gia tộc. Khi ký kết hiệp ước Nhâm Tuất bước đầu đã giúp cho triều đình giữ được an nguy.
-Đối với nhân dân
+Đối với sĩ dân Nam Kỳ sau hiệp ước được xem như ngọn cờ chống thực dân Pháp xâm lược đã chuyển hẳn sang tay nhân dân.
+Dâng cao ngọn cờ chiến đấu của nhân, tạo thành nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam hồi nửa sau thế kỷ 19.
=>Hiệp ước Nhâm Tuất được xem là bản hiệp ước đầu hàng, bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn.
- Hiệp ước Giáp Tuất 1874
Ý nghĩa: Hiệp ước Giáp Tuất cho thấy sự yếu đuối, bất lực của Triều đình Huế. Chỉ với một bản hiệp ước triều đình đã mất đi phần quan trọng trong chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại. Triều đình đã dâng 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Biến đất đai, đồng bào nước Nam thành thuộc địa và nô lệ của Pháp. Đồng ý cho Pháp can thiệp vào các vấn đề ngoại giao, quân sự, thương cảng, pháp luật,…
=>Hiệp ước Giáp Tuất đã biến nước ra thành một nửa thuộc địa của Pháp. Tạo ra cơ hội để Pháp đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta, xâm lược và bành tránh thể hiện sự ngang ngược và hống hách của mình. Mở đường cho sự xâm lược của Pháp đối với nước ra trong những năm sau này.
- Hiệp ước Hác-măng 1883
Ý nghĩa:
+Việt Nam chính thức trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến: Hiệp ước này đã đánh dấu kết thúc hoàn toàn cho quá trình xâm lược nước ta của Pháp. Có thể thấy, không như các hiệp ước, hiệp định khác mà Nhà nước ta cố gắng đàm phán. Ý nghĩa của hiệp ước Hác Măng chỉ dành cho thực dân Pháp. Còn đối với đất nước Đại Nam chúng ta thời bấy giờ thì nó càng khoét sâu vào nỗi đau lệ thuộc của dân tộc.
+Nước ta đã hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp trên mọi phương diện: Tuy nội dung của hiệp ước chỉ nhắc tới địa phận mà Pháp bảo hộ là Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Nhưng với điều khoản đại diện của Pháp sẽ trực tiếp điều khiển hoạt động của triều đình Huế ở Trung Kỳ thì đã chứng tỏ đất nước ta hoàn toàn phụ thuộc và thực dân Pháp trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, đối ngoại,…
+Triều đình Huế hoàn toàn sụp đổ, đồng thời hiệp ước cũng tạo lên sự căm hận của nhân dân ta: Nếu nói đến ý nghĩa thì Hiệp ước Hác Măng chỉ chứng tỏ một điều rằng, triều đình Huế đã hoàn toàn sụp đổ, cái nó tồn tại chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài. Triều đình đã dâng nước bán cho thực dân Pháp, chính thức đặt nước ta dưới sự cai trị của tên thực dân sừng sỏ này. Chính vì lẽ đó mà nhân dân ta vô cùng căm hận trước sự thờ ơ của triều đình cũng như sự độc ác của chế độ thực dân. Nên sau khi Hiệp ước 1883 được ký kết, nhân dân ta đã sôi nổi đứng lên kháng chiến, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh thắng lợi sau này.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884
Ý nghĩa: Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tơ cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng Tháng Tám năm 1945.