Bài 12. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Công Hiệu

Nêu hiện tượng và viết phương trình:

a) Cho Natri vào dung dịch CuSO4.

b) MgCO3 vào dung dịch HCl

c) Zn vào dung dịch CuSO4

d) Cho đinh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.

e) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4 loãng.

f) Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NaOH sau đó thêm dung dịch axit HCl dư.

Trần Hữu Tuyển
11 tháng 12 2017 lúc 19:14

a;

HT:Na tan dần,có khí thoát ra;sau đó có kết tủa xuất hiện

2Na + 2H2O + CuSO4 -> Cu(OH)2 + Na2SO4 + H2

b;

MgCO3 tan dần;có khí CO2 thoát ra

MgCO3 + 2HCl -> MgCl2 + CO2 + H2O

c;

Zn tan dần;có chất rắn màu đỏ xuất hiện là Cu;màu xanh của dd CuSO4 mất dần

Zn + CuSO4 -> ZnSO4 + Cu

d;

Có chất rắn màu đỏ bám trên đinh sắt;dd mất màu dần

Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

e;

Có kết tủa trắng xuất hiện

BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl

f;

Lúc đầu P.P hóa đỏ;sau khi thêm HCl dư vào thì P.P mất màu

NaOH + HCl -> NaCl + H2O

Phạm Thị Hoa
11 tháng 12 2017 lúc 19:52

a) hiện tượng: Có khí thoát ra sau đó xuất hiện kết tủa xanh

2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2

NaOH + CuSO4 -> Na2SO4 + Cu(OH)2 (kết tủa xanh)

b) hiện tượng: có khí thoát ra

MgCO3 + 2HCl -> MgCl2 + CO2 + H2O

c) hiện tượng: dung dịch xanh lam nhạt dần, xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ

Zn + CuSO4 -> ZnSO4 + Cu

d) hiện tượng: dung dịch màu xanh lam nhạt dần, trên bề mặt đinh sắt có chất rắn màu nâu đỏ bám vào

Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

e) hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu trắng

BaCl2 + H2SO4 -> 2HCl + BaSO4(kết tủa trắng không tan trong axit dư)

f) hiện tượng: dung dịch phenolphtanlein không màu khi nhỏ vào dd NaOH chuyển sang màu hồng sau đó thêm vào dd HCl dư làm dd mất màu.

NaOH + HCl -> NaCl + H2O


Các câu hỏi tương tự
châu ngọc minh tâm
Xem chi tiết
tth
Xem chi tiết
Khổng Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Thiên Ngân
Xem chi tiết
Thiên
Xem chi tiết
Uông Thị Nga
Xem chi tiết
Vân Hồ
Xem chi tiết
Vân Hồ
Xem chi tiết
Công Kudo
Xem chi tiết