Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương Thảo

nêu diễn biễn cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Nanami-Michiru
18 tháng 8 2018 lúc 17:20

Diễn biến:
* Giai đoạn 1 (1884->1892)
- Nghĩa quân còn hoạt động riêng lẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
* Giai đoạn 1893-> 1892
-Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở
-Do tương quan lực lượng nghĩa quân đã hai lần hòa giải với Pháp
- Tranh thủ thời gian hòa giản lần tứ 2; nghĩa quân đồn điền tích lũy lương thực và liên lạc vs nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
* Giai đoạn 3:
Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần
- 10/2/1913, Đề Thám hy sinh, phong trào Yên Thế tất bại

Nguyễn Thị Thu Hương
18 tháng 8 2018 lúc 17:57

Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Phạm Thu Thủy
19 tháng 8 2018 lúc 11:05

Yên Thế nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích khoảng 40 - 50 km2. Đây là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở.
Tình hình kinh tế nông nghiệp sa sút dưới thời Nguyễn đã khiến cho nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Kì buộc phải rời quê hương đi tìm nơi khác sinh sống. Một sô' người đã lên Yên Thế. Giữa thế kỉ XIX, họ bắt đầu lập làng, tổ chức sản xuất.
Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì. Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
- Trong giai đoạn 1884 - 1892. nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm.
Sau khi Đề Nắm mất (tháng 4 - 1892), Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào.
- Giai đoạn 1893 -1908 là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu. vừa xây dựng cơ sở.
Nhận thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch, Để Thám phải tìm cách giảng hoà với quân Pháp.
Sau khi phục kích bắt được tên điền chủ người Pháp là Sét-nay. Đề Thám đồng ý thả tên này với điều kiện Pháp phải rút quân khỏi Yên Thế ; Đề Thám được cai quản bốn tổng trong khu vực là Nhã Nam. Mục Sơn. Yên Lễ và Hữu Thượng.
Thời gian giảng hoà không kéo dài vì ngay từ đầu địch đã ráo riết lập đồn bốt, mở cuộc tấn công trở lại.
Lực lượng ca Đề Thám bị tổn thất, suy yếu nhanh chóng.
Để cứu vãn tình thế. Đề Thám phải chủ động xin giảng hoà lần thứ hai (tháng 12 - 1897). Thực dân Pháp chấp nhận nhưng đưa ra những điều kiện ngặt nghèo, buộc nghĩa quân phải thực hiện.
Từ năm 1897 đến năm 1908, tranh thủ thời gian hoà hoãn. Đề Thám cho khai khẩn đồn điền Phồn Xương, lo tích luỹ lương thực, xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước, trong đó có Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.
- Giai đoạn 1909 - 1913, sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Đến ngày 10 - 2 - 1913, khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.


Các câu hỏi tương tự
Phác Pi Sà
Xem chi tiết
Xonam
Xem chi tiết
Mon Ơi
Xem chi tiết
Trần Thư
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Đào Nam
Xem chi tiết
Đồng Hồ Cát 3779
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Hung
Xem chi tiết
Trần Phương Nhi
Xem chi tiết