Ôn tập lịch sử lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Công

Nêu đánh giá và nhận xét về Ngô Quyền

Nguyễn Thị Thanh Hằng
24 tháng 4 2017 lúc 19:47

Ngô Quyền, vị anh hùng dân tộc sinh ngày 12 tháng 03 năm Đinh Tỵ (897) ở ấp Đường Lâm (nay là thôn Cam Lâm xã Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây tỉnh Hà Tây) là con cụ Ngô Mân lúc đó làm Châu Mục ở quận Châu Phong, cụ bà là người hiền đức được mọi người kính nể.

Từ thửa nhỏ, ông được nuôi dưỡng trên quê hương truyền thống anh hùng, lớn lên được luyện tập cung, kiếm, võ nghệ tinh thông, đèn sách văn thơ đều tỏ ra thông minh có sức khỏe, sức mạnh nổi ngàn cân, văn võ kiêm toàn, tiếng tăm lẫy lừng khắp nơi.

Năm 20 tuổi cha mẹ đều mất (917), ba năm sau (920) ông kết duyên cùng bà Dương Phương Lan, người con gái có tài sắc lại tinh thông võ nghệ ở miền Thượng Phúc (huyện Chương Mỹ) thuộc tỉnh Hà Tây. Từ nơi quê hương ông đem ra đình vào đất Ái Châu (Thanh Hóa) theo ông Dương Đình Nghệ là tiết độ sứ. Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ tin yêu, nhận làm con nuôi và gả con gái cho ông là Dương Thị Như Ngọc và giao cho ông coi giữ vùng đất Ái Châu – Thanh Hóa.

Trước cảnh đất nước bị quân thù xâm lấn, nhân dân đã bao đời bị thống trị, lầm than cực khổ. Ngô Quyền luôn luôn suy tính để tìm cách đánh đuổi bọn xâm lược cứu nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than. Rồi từ đó ông dốc lòng dựng cờ cứu nước, xây thành đắp lũy, tích trữ lương thảo, chiêu mộ anh tài. Chẳng bao lâu các anh hùng nghĩ sĩ khắp nơi kéo về tụ nghĩa ngày một đông, tiếng tăm lẫy lừng khắp nơi.

Tháng 03 năm Đinh Dậu (937) sau khi Kiều Công Tiễn đem lòng phản nghịch giết chết ông Dương Đình Nghệ để đoạt chức tiết độ sứ, nên khắp nơi lòng người đều oán ghét. Ngô Quyền vô cùng căm giận, liền bí mật kéo quân từ Ái Châu ra đóng ở vùng Hải Phòng chiêu một thêm binh lực, lập đại bản danh ở vùng Lương Sâm, ra công bố trí thành lũy luyện tập binh sĩ chờ ngày ra quân diệt trừ quân tham bạo.

Mùa thu năm Mậu Tuất (938), trước khí thế của ba quân và lòng mong đợi của nhân dân, Ngô Quyền cùng người em vợ là Dương Tam Kha đem 5 vạn quân đi đánh Kiều Công Tiễn ở Giao Châu. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã bí mật hèn nhát cho tay sai đem vàng bạc châu báu sang đút lót vua Nam Hán xin cứu viện.

Vua Nam Hán lúc đó là Lưu Yểm muốn nhân cơ hội này sang cướp nước ta, bèn sai con trai là Vạn Vương Hoàng Thao chuẩn bị binh lực sang xâm lược nước ta và phong sẵn chức cho con là Giao Vương.

Cuối năm 938, Hoàng Thao thống lĩnh đội thủy quân gồm 20 vạn quân và hàng ngàn chiến thuyền theo bờ biển vùng đông bắc ồ ạt tiến vào nước ta. Còn Lưu Yểm mang quân đóng giữ Hải Môn (thuộc tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc) để sẵn sàng tiếp ứng cho Hoàng Thao.

Nắm vững âm mưu của quân giặc, Ngô Quyền bí mật sai người đi giết Kiều Công Tiễn, một mặt ông bí mật hạ lệnh cho quân sĩ cùng với nhân dân địa phương vùng Thủy Nguyên – Yên Hưng chặt gỗ đẽo nhọn rồi đóng vào nơi cửa song Bạch Đằng hiểm yếu chảy ra biển. Đây là một trận địa hết sức hiểm trở, một mặt ông sai các tướng lĩnh đem quân bố trí trận địa ở hai bên bờ song, còn mặt khác ông cho chuẩn bị 200 chiến thuyền nhẹ tới chỗ giặc đóng quân để khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy lừa chiến thuyền của giặc lọt vào trận địa mai phục để phản công.

Tháng 10 năm đó (938) lợi dụng nước thủy triều dâng lên, lại có gió mùa đông bắc, đoàn chiến thuyền của giặc do tướng Hoàng Thao chỉ huy ồ ạt tiến vào vịnh Hạ Long, vào sông Bạch Đằng gặp thuyền chiến.

Trần Thị Trà My
24 tháng 4 2017 lúc 19:49

NGÔ QUYỀN là một người yêu nước, yêu dân tộc, kế sách của ông trong cuộc chiến thắng BẠCH ĐẰNG rất thông minh, sau khi chiến thắng ông đã xưng vương nhằm nước ta ko còn phụ thuộc vào TRUNG QUỐC

chugialinh
29 tháng 4 2018 lúc 20:44
Trần Quỳnh Mai10 tháng 5 2016 lúc 21:12 Ngô Quyền (còn gọi là Tiền Ngô Vương), là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô của Việt Nam. Năm 938, ông đã lãnh đạo nhân dân ta đánh quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức chấm dứt hơn một thiên niên kỷ bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì đất nước từ năm 939 đến năm 944. Sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng hào kiệt có trí dũng. Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường đang suy yếu và dần tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng của người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại la vào năm 905 và họ Dương vào năm 931. Sau khi trở thành con rể của Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là KIều Công Tiễn, sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành Tỉnh Hải quân Tiết độ sứ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán, đồng thời kết thúc thời kỳ bắc thuộc ở nước ta. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965. Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua", là vị Tổ trung hưng của Việt Nam.

Các câu hỏi tương tự
Mai Vũ Ngọc
Xem chi tiết
Huong2§:-o_O Tran Huong
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
Xem chi tiết
Nguyễn Trúc Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trà
Xem chi tiết
Đã Khác Em Cũng
Xem chi tiết
Nhi Phạm
Xem chi tiết
Võ Khang
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thành Vinh
Xem chi tiết
Đào Anh Nhân
Xem chi tiết