Ôn tập lịch sử lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đã Khác Em Cũng

Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền và nhân xét? Ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng.

Quốc Đạt
20 tháng 5 2016 lúc 6:13

Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.

Trong khi vua Nam Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.

Nguyễn Văn Bé
20 tháng 5 2016 lúc 7:48

Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :

- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

==> Nhận xét:

+ Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
+ Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. 
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

Ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng :

- Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

 

Phan Thùy Linh
20 tháng 5 2016 lúc 8:57

Kết hoạch

Đợi quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm .Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại.
Nhận xét về kế hoạch

 kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền rất chủ động và độc đáo:
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. 

Ý nghĩa:

+Chấm dứt hơn 1 nghìn năm Bắc  thuộc

+Mở ra 1 thời kì mới -thời đại độc lập lâu dài cho dân tộc

+Là cơ sở sau này phục lại quốc thống

+Dành lại độc lập cho dân tộc
 

Thùy Linh
20 tháng 5 2016 lúc 10:09

Kế hoạch:

Đợi quân Nam hán kéo vào biển nước ta, Ngô Quyền sẽ cho quân dùng thuyền ra khiêu chiến, nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ( lúc triều lên). Khi nước triều bắt đầu rút thì quân ta sẽ đánh quật trở lại.

Ý nghĩa:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.

Rút ra bài học lịch sử, một dân tộc dù nhỏ yếu nhưng quyết tâm giành độc lập thì có thể đánh bại được kẻ thù hùng mạnh hơn gấp nhiều lần.

Bảo Kim Ngân Bùi
12 tháng 5 2022 lúc 19:46

Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền là : sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắc đóng ngầm trước ở cửa biển , Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến , nhử quân giặc tiền sâu vào cửa sông . 

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa kết thúc hon 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

chúc bạn học tốt

 


Các câu hỏi tương tự
Lịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thành Vinh
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Trúc Mai
Xem chi tiết
Âu Dương Tuyệt
Xem chi tiết
Nhốc Chít Bông
Xem chi tiết
Ngô Anh Dũng
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
Xem chi tiết