Trong địa chất học, lớp vỏ là một phần của thạch quyển và là lớp ngoài cùng của hành tinh. Nói chung, lớp vỏ các hành tinh là hỗn hợp của các chất ít đậm đặc hơn so với các lớp sâu bên trong của chúng. Lớp vỏ Trái Đất là hỗn hợp chủ yếu của đá bazan và granit. Nó nguội và cứng hơn so với các lớp ở sâu hơn của lớp phủ và lõi.
Trên các hành tinh nóng chảy một phần, chẳng hạn như Trái Đất, thạch quyển là trôi nổi trên các lớp lỏng bên trong. Do phần bên trên của lớp phủ là nóng chảy một phần (quyển astheno), nên thạch quyển có thể bị chia cắt ra thành nhiều mảng kiến tạo có sự dịch chuyển theo thời gian. Lớp vỏ của đáy biển là khác biệt đáng kể với lớp vỏ của lục địa. Lớp vỏ đại dương (quyển sima) dày từ 5 tới 10 km và chủ yếu là đá bazan nặng và sẫm màu. Lớp vỏ lục địa (quyển sial) dày từ 20 tới 70 km và chủ yếu chứa các loại đá nhẹ hơn.Thể tích lớp vỏ Trái Đất nhỏ hơn 1% thể tích Trái Đất. Nhiệt độ lớp vỏ nằm trong khoảng từ nhiệt độ không khí bề mặt tới khoảng 1000 °C ở gần phần trên lớp phủ.
CẤU TẠO CỦA LỚP VỎ TRÁI ĐẤT:
- Lớp vỏ trái đất là lớp đất đá nằm ngoài cùng của Trái Đất, chiếm 15% về thể tích, 1% về khối lượng của Trái Đất. Nó có vai trò quan trọng là vì đây là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên như không khí, nước, sông, các sinh vật đặc biệt và cũng là nơi tồn tại của xã hội loài người
Gồm 2 mảng chính:
+ Mảng lục địa
+Mảng đại dương
Tách ra nhau hình thành nên núi lửa, dãy núi ngầm. Đại dương xô vào nhau tạo nên núi.