Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vy Phan

nêu cảm nhận về bài thơ 'đi đường' và 'ngắm trăng '

giúp mik vs!!!!

Bùi Thị Thu Hồng
13 tháng 4 2018 lúc 22:27

Cảm nhận về bài thơ "Ngắm trăng" của Bác Hồ.

Bài làm

Bài thơ rút trong "Nhật ký trong tù"; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

"Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật "Trong tù không rượu cúng không hoa" thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

Nhưng cũng chính vào những phút giây căng thẳng như thế, Hồ Chí Minh lại cũng tìm được cách để giành lấy một sự thư thái, nó là trạng thái cân bằng không thiếu được, nói như cách nói tâm lý học: ông đã tự phân thân để có một cuộc sống thứ hai - nghĩa là từ trong tâm thức, ông đã mang sẵn cốt cách một thi nhân. Và ở đây ta đang nói đến những ngày tù ngục trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc, cuộc sống thứ hai trong khung cảnh tù đày của Hồ Chí Minh là cuộc sống bên trong, cuộc sống hướng nội. Hướng nội - trong cách nhìn sự vật, trong cách độc thoại với chính mình, và hướng nội cả trong cách "vượt ngục" bằng "ý tại ngôn ngoại" của những vần thơ tù.

Ở đây sự "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ, sự phấn đấu trở nên hài hòa, hồn nhiên, thư thái: "Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". "Trong tù không rượu cũng không hoa" là việc cố nhiên. Nhưng "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" không phải việc cố nhiên nữa. Chúng ta sống trong cõi đời tự do mà còn chẳng để ý đến sự tròn khuyết của vầng trăng ngay trên đầu, nói chi đến một người tù. Câu thứ hai đã là một tâm hồn thi nhân - hiền triết trong sáng và tinh tế. Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí: "làm thế nào bây giờ" quả là một tâm hồn thơ mộng. Cái thơ mộng này sóng đôi với cái thực tế trên tạo nên một thi vị rất "uá mua" của Hồ Chí Minh. ông yêu rất nghệ sĩ vầng trăng trên đầu, nhưng ông cũng không quên rất cụ thể cái cùm sắt dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh lãng mạn của trí tưởng. Ba yếu tố rượu, hoa, trăng thì thiếu mất hai rồi. Nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn dọn một bữa tiệc thưởng nguyệt độc đáo:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

Huong San
25 tháng 4 2018 lúc 19:55

Cảm nhận về bài thơ "Ngắm trăng" của Bác Hồ.

Bài làm

Bài thơ rút trong "Nhật ký trong tù"; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

"Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật "Trong tù không rượu cúng không hoa" thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

Nhưng cũng chính vào những phút giây căng thẳng như thế, Hồ Chí Minh lại cũng tìm được cách để giành lấy một sự thư thái, nó là trạng thái cân bằng không thiếu được, nói như cách nói tâm lý học: ông đã tự phân thân để có một cuộc sống thứ hai - nghĩa là từ trong tâm thức, ông đã mang sẵn cốt cách một thi nhân. Và ở đây ta đang nói đến những ngày tù ngục trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc, cuộc sống thứ hai trong khung cảnh tù đày của Hồ Chí Minh là cuộc sống bên trong, cuộc sống hướng nội. Hướng nội - trong cách nhìn sự vật, trong cách độc thoại với chính mình, và hướng nội cả trong cách "vượt ngục" bằng "ý tại ngôn ngoại" của những vần thơ tù.

Ở đây sự "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ, sự phấn đấu trở nên hài hòa, hồn nhiên, thư thái: "Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". "Trong tù không rượu cũng không hoa" là việc cố nhiên. Nhưng "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" không phải việc cố nhiên nữa. Chúng ta sống trong cõi đời tự do mà còn chẳng để ý đến sự tròn khuyết của vầng trăng ngay trên đầu, nói chi đến một người tù. Câu thứ hai đã là một tâm hồn thi nhân - hiền triết trong sáng và tinh tế. Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí: "làm thế nào bây giờ" quả là một tâm hồn thơ mộng. Cái thơ mộng này sóng đôi với cái thực tế trên tạo nên một thi vị rất "uá mua" của Hồ Chí Minh. ông yêu rất nghệ sĩ vầng trăng trên đầu, nhưng ông cũng không quên rất cụ thể cái cùm sắt dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh lãng mạn của trí tưởng. Ba yếu tố rượu, hoa, trăng thì thiếu mất hai rồi. Nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn dọn một bữa tiệc thưởng nguyệt độc đáo:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.


Các câu hỏi tương tự
Nhung Nguyễn
Xem chi tiết
Duy Báchh
Xem chi tiết
tút tút
Xem chi tiết
Lê Phương Duy
Xem chi tiết
Ngọc Ngọc
Xem chi tiết
Tran Thuy Linh
Xem chi tiết
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết
Lê khắc Tuấn Minh
Xem chi tiết
Dương Hoàng Thuỷ Trà
Xem chi tiết