Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sagittarius

Nêu cảm nhận của em vê bài ca dao sau :

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

HELP!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Kaori Miyazono
18 tháng 8 2017 lúc 19:30

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:

"Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn.

Bốn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.

Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương...

Nguyễn Bảo Trung
18 tháng 8 2017 lúc 19:56

Ca dao là cây đàn muôn điệu nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta từ thuở lọt lòng. Tiếng ru hời qua những làn điệu ca dao đã nuôi dưỡng tình cảm con người. Đó là tình cảm đối với gia đình, gắn bó với quê hương, đất nước, hướng về tổ tiên, cội nguồn...Một trong những bài ca dao đã thấm sâu vào kí ức tôi đó là bài Ca dao nói về tình cảm gia đình với những câu ca dao đầy ý nghĩa nhân văn:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng một ý nghĩa to lớn. Bài ca dao là lời khuyên những người con phải thấy được công lao như trời biển của cha mẹ, nhắc nhở chúng ta phải giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ. Công lao cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao và biển rộng. Núi cao không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều kích mà là biểu tượng của sự bất diệt, thiêng liêng. Núi gợi lên sự cứng cáp, hiên ngang chống đỡ chẳng khác nào người cha trong gia đình. Có việc gì khó thì cha sẵn sàng đưa vai gánh vác, cha lo toan mọi việc, cha là người che những "phong ba bão táp" của cuộc đời con. Cha là chỗ dựa cho con. Những gánh nặng cuộc đời cha luôn gánh vác...Ôi! Công lao của cha làm sao nói hết, nó tựa núi Thái Sơn vời vợi không đo được chiều cao. Sánh với công cha chỉ là nghĩa mẹ. Nghĩa mẹ như nước đầu nguồn, như nước ngoài biển gợi lên hình ảnh của sự sâu thẳm, dịu dàng ôm ấp mà chỉ có nghĩa mẹ mới sánh được. Mẹ "mang nặng đẻ đau", mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào để nuôi con khôn lớn. Mẹ lo cho con từng cái ăn, cái mặc, mang đến cho con từng giấc ngủ yên bình:

Chỗ ráo con nằm chỗ ướt mẹ lăn

Có những bà mẹ phải tần tảo giữa dòng đời xuôi ngược để nuôi con:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước lúc đò đông.

Công lao của cha mẹ làm sao kể hết được. Công cha và nghĩa mẹ đối với con kì vĩ như trời biển. Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng với công cha nghĩa mẹ, sống cho trọn hiếu, trọn đạo. Hiếu ở đây là hiếu nghĩa, hiếu thuận. Hiếu nghĩa với cha mẹ, tổ tiên, cội nguồn. Thuận đạo ở đây là đạo làm con, đạo làm người, đạo lý uống nước nhớ nguồn. Những ai đã đi ngược đạo lý ấy thì sẽ là những người con bất hiếu, không sống trọn đạo làm con thì làm sao hiếu với dân, trung với nước? Làm sao có thể trở thành những công dân tốt của xã hội? Những con người ấy đã làm cho cha mẹ họ đau khổ biết chừng nào. Bởi vậy, những câu ca dao trên là những lời khuyên thâm thúy, nó gợi cho người đọc một trường liên tưởng rộng lớn, nó nhẹ nhàng răn dạy con người phải sống trọn đạo nghĩa, sống có tình cảm, có đạo đức, sống cho xứng đáng với công lao cha mẹ...

Với nghệ thuật so sánh ví von, giọng điệu tâm tình sâu lắng, bài ca dao là tình cảm gia đình sâu sắc, tình cảm gắn liền với trách nhiệm của mỗi người. Nó như lời khuyên êm ái nhẹ nhàng của cha, lời dạy bảo ân cần của mẹ và nó là bài học làm người thật sâu sắc cho mỗi chúng ta.

Đạt Trần
18 tháng 8 2017 lúc 19:56
Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái. Còn trong hai câu cuối:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .
Phạm Thị Minh Hạnh
13 tháng 10 2017 lúc 23:52

1. Mở bài: 2. Thân bài: -Hai câu ca dao đầu: " Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ nhưu nước ở ngoài biển Đông" Tác giả dân gian đã sử dụng rất hiệu quả hình ảnh so sánh làm lời ca đậm chất trữ tình và khơi gọi trong lòng người đọc những cảm xúc về công cha nghĩa mẹ: +" Công cha" so sánh với " núi ngất trời". Núi ngất trời là ngọn núi cao mà chúng ta khó nhìn thấy đỉnh của nó. Núi ngất trời đò sộ vững chãi giữa biển trời mây nước là một hình ảnh to lớn của thiên nhiên. Vì thế công cha được ví với núi ngất trời là 1 hình ảnh so sánh hợp lí gợi cảm để ca ngợi công ơn to lớn của người cha. Người cha thực sự là cỗ dụa vững chắc, là trụ cột của gia đình, là chỗ tin tưởng, cậy nhờ của người con. +" Nghĩa mẹ được so sánh với "nước ở ngoài biển Đông" cũng là cách so sánh gợi cảm. " Nước ở ngoài biển Đông" không bao giờ vơi cạn theo năm tháng. Vì thế, hình ảnh so sánh " nghĩa mẹ " với " nước ở ngoài biển Đông giúp chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc tình yêu thương bao la, không bao giờ vơi cạn mà người mẹ dành cho con cái. Đó là 1 niềm thương yêu vô cùng, vô tận, luôn chảy vào lòng con để nuôi lớn nững người con yêu theo từng ngày, từng tháng, từng năm. => Với cách so sánh đó giúp chúng ta hình dung một cách đầy đủ công cha và nghĩa mẹ, thấm sâu hơn tình nghãi thiêng liêng mà cha mẹ đã dnahf cho con cái. Tác giả dân gian đã lấy cái to lớn, vĩnh hằng của thiên nhiên để nói lên công lao của cha mẹ, càng khẳng định tình yêu thương bền vữ mà cha mẹ dành cho con cái. - Hai câu ca dao cuối: +Hình ảnh ẩn dụ núi cao biển rộng mênh mông nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ khiến người đọc có một sự rung cảm, ngưỡng mộ trước công lao trời biển đó. + Kết thúc bài ca dao là một câu cảm thán tựa như một lời nhắn nhủ, một lời khuyên tha thiết con cái phải biết ghi lòng tạc dạ, khắc cốt ghi tâm công lao của cha mẹ. Đó là công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta nên người 3. Kết bài: Bài ca dao đạt độ chuẩn mực về ngôn từ gúp người đọc cảm nhận được sự thiêng liêng trong tình cha và nghĩa mẹ. Hơn thế nữa đây là một bài học về đaọ làm con thật sâu sa và thấm thía. Bài ca dao đọa đức này đã trở thành một truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Mông nhận đc sự đền đáp xứng đáng :)) vui

Eren Jeager
18 tháng 8 2017 lúc 21:12

Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca dao:br /> “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:br /> “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái. Còn trong hai câu cuối:br /> “Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .



Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như : "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Hoang Thi Van Anh
3 tháng 9 2017 lúc 16:35

cau 1 tinh cam biet on cong lao to lon cua cha me , phan lam con phai bon phan cham soc cha me

Hoang Thi Van Anh
3 tháng 9 2017 lúc 16:36

cau 2 tinh cam anh em gan bo

Hoang Thi Van Anh
3 tháng 9 2017 lúc 16:37

cau 3 bay to hieu biet ve kien thuc dia ly the hien tinh cam yeu que huong dat nuoc

Hoang Thi Van Anh
3 tháng 9 2017 lúc 16:39

cau 4 - su menh mong rong lon va ve dep chu phu cua canh dong

-goi su tre trung hon nhien suc song cua co thon nu

Ku cậu lãng tử
1 tháng 12 2017 lúc 15:58

Con người Việt Nam vốn xem trọng và đề cao gia đình. Cội nguồn của tình cảm bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình, tình yêu thương và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Điều này được diễn tả phong phú, sâu sắc, tinh tế qua văn học dân gian nói chung và đặc biệt là qua ca dao, dân ca. Bài ca dao sau đây là một trong số bài rất hay về tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chân thành, thân mật, ấm áp mà vẫn thiêng liêng, trang trọng, bài ca dao đem đến cho ta khúc dạo nhẹ nhàng, âm điệu thủ thỉ của giai điệu hát ru. Có lẽ đây là lời ru của mẹ giành cho đứa con bé bỏng đang ngủ ngon trong vòng tay yêu thương. Lời ru con đồng thời là lời nhắc nhở con về công lao trời biển của cha mẹ và trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con. Cha mẹ những người gần gũi nhất với chúng ta ấy đã cho chúng ta biết bao điều. Trước tiên là cho ta sự sống, cho ta được có mặt trên cuộc đời này. Rồi bằng vòng tay êm ái mẹ nâng niu ta, ru vỗ ta, bằng dòng sữa ngọt lành, mẹ nuôi ta lớn khôn và bằng những lời ru êm dịu mẹ nuôi phần hồn ta, đem đến cho ta những bài học của đạo làm người. Những bài học mà "ta đi trọn kiếp con người" cũng không đi hết. Không chỉ có mẹ, ta còn có vòng tay và bờ vai vững chãi của cha. Vòng tay và bờ vai ấy cho ta điểm tựa để bước vào đời, ta đem theo nó để làm hành trang trong suốt hành trình dài rộng của cuộc sống. Điều thiêng liêng ấy được tác giả dân gian nói thật giản dị. Phép so sánh ngang bằng:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

đã làm nổi bật công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lấy cái trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) để so sánh với những sự vật, hình ảnh cụ thể (núi ngất trời, nước biển Đông), tác giả dân gian không chỉ đem đến cho ta nhận thức về nghĩa mẹ bao la, công cha vời vợi mà còn giúp ta cảm nhận về sự vĩnh hằng bất biến của công cha, nghĩa mẹ. Như núi cao kia, như nước biển kia đã có mặt và tồn tại ngàn đời trên trái đất, công cha, nghĩa mẹ hiện diện quanh ta từ lúc ta được làm người cho đến tận cùng của cõi người. Cách so sánh, ví von rất quen thuộc của ca dao xưa đã đem đến cho ta những nhận thức thật sâu sắc, thật thấm thía. Không chỉ thế ngọn núi cao và biển rộng còn được cụ thể hoá bằng những tính từ chỉ mức độ: núi - ngất trời biển rộng mênh mông. Cụ thể, hài hoà mà vẫn rất gợi cảm, và vì thế nó tác động mạnh vào nhận thức con người. Đỉnh núi cao loà nhoà ẩn hiện trong mấy kia liệu ta có đo nổi như chính công lao của cha làm sao ta kể hết? Biển mênh mông kia như lòng mẹ yêu ta có thể nào vơi cạn? Thật khéo léo và chính xác khi lựa chọn núi cao ngất trời và nước biển mênh mông để so sánh với công lao cha mẹ. Bời chỉ có những hình ảnh cao lớn, không cùng và sự tồn tại đời đời của nó mới xứng đáng để tả và diễn tả được đầy đủ, chính xác công sinh thành, dưỡng dục, thứ công lao không bao giờ tính đến được bằng giá trị vật chất, thứ công lao bất tử qua thời gian, năm tháng. Bằng hình ảnh so sánh xưa mà không cũ, bằng âm điệu ngọt ngào của lời hát ru, tác giả dân gian vừa khẳng định, vừa ca ngợi công lao cha mẹ. Lời ca ngợi không khố khan, nặng giáo huấn mà là tiếng nói của tấm lòng, tình cảm, tiếng nói tâm tình từ trái tim tìm đến với trái tim làm lay động lòng ta. Ngoài cách nói trên, ta còn bắt gặp nhiều bài ca dao khác cũng nội dung tương tự:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

hay:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Và dù cách nói có chút khác nhau những câu ca dao ấy vẫn đem đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về công cha, nghĩa mẹ. Tiếp tục dòng tâm tình ấy, tác giả dân gian đi đến cái kết rất tự nhiên nhưng vô cùng thấm thía:

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Cách sử dụng sáng tạo thành ngữ "chín chữ cù lao" để nhắc lại một lần nữa nỗi khó nhọc, vất vả của mẹ cha. Chín chữ ấy là: sính - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - bú mớm, trưởng - nuôi lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom, phục - theo dõi, phúc - giữ gìn. Thử hỏi có ai trong chúng ta không được cha mẹ giành cho những điều ấy, không chỉ góỉ gọn ở con số chín chữ bởi công lao cha mẹ là vô cùng, vô tận. Để rồi từ đó, ta nhận được lời nhắc nhở về thái độ và hành động của mỗi người: "ghi lòng con ơi". Lời nhắc nhở ngắn gọn mà thấm thía sâu sa, chân thành và có sức lay động lòng ta. Tác giả dân gian không nhắc ta phải trả công cho những hi sinh của cha mẹ, trả công cho những gì mà ta được đón nhận. Điều đó là không tưởng bởi trên đời này, chỉ tình cảm là thứ không bao giờ người ta đo đếm và sòng phẳng được với nó. Tình cảm của cha mẹ lại càng vô giá. Bởi vậy chỉ cần ghi lòng thôi nhưng đó là sự tạc ghi trong sâu thẳm tâm hồn không phai nhạt qua thời gian.

Giản dị mà sâu sắc. Nhẹ nhàng mà xuyên thấm, bài ca dao gieo vào lòng người cảm giác bâng khuâng, tác động vào trí tuệ người đọc để đi đến những nhận thức sâu sắc. Và dù tác động bằng con đường nào, bài ca dao ấy thực sự đã làm cho ta luôn "ghi lòng" công ơn cha mẹ.


Các câu hỏi tương tự
Khang Quách
Xem chi tiết
KyXgaming
Xem chi tiết
Trần Đình Trung
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trúc Mai
Xem chi tiết
Hướng Tới Tương Lai
Xem chi tiết
Linh Ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Ino Fuuko
Xem chi tiết