Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ dưới chợ biết vào tay ai
Không ngẫu nhiên đâu, khi những ví von về người phụ nữa lại gắn với hình ảnh “tấm lụa đào” gợi cảm, vừa mềm mại dịu dàng như bản tính cố hữu của người phụ nữ, vừa tươi tắn sắc đào tươi như sức sống mãnh liệt của tâm hồn. Thế nhưng tấm lụa cao quí ấy vừa trở thành món hàng trao đổi – phất phơ giữa chợ. Thân phận người phụ nữ ngày xưa là thế, mỏng manh, phụ thuộc không biết đi đâu về đâu giữa dòng đời trong đục khó phân. Bởi thế, lời ca dao như một tiếng than, ngậm ngùi trong câu hỏi vọng lên biết vào tay ai? Dẫu phải rơi vào những nghịch cảnh như vậy, những lời ca về thân em vẫn toát lên một niềm kiêu hãnh về phẩm giá
'Thân em như tấm lụa đào'
-ý nói so sánh người phụ nữ mềm mại, dẻo dai, mỏng manh, tuyệt đẹp như những tấm lụa đào đc dệt khéo léo, tình xảo đẹp mắt=> người phụ nữ xinh đẹp, dáng thon thả, yểu điệu.
'phất phơ dưới chợ biết vào tay ai'
- Câu nói ví von người phụ nữ lúc xưa như những đồ vật bị mua bán, không ó nhiều sự lựa chọn, "mẹ cha đặt đâu còn nằm đó" => không có hạnh phúc
Câu thơ trên nói về hoàn cảnh của phụ nữ Việt Nam trước kia