Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nguyễn Bích Ngọc

neu cam nghi cua em ve duong huong thu trong bai song nc ca mau cua Vo Quang

giup mik vs mik can gap lam lun ne ,tu bay h den11h30' nhe thanks nhiu lam lunngaingung

nguyễn hải yến
5 tháng 5 2017 lúc 23:04

trong văn bản ' vượt thác ' của võ quảng, hình ảnh DHT " giống như 1 hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ " khiến ta liên tưởng đến những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng, nguy hiểm là thế nhưng DHT vẫn không chút lo sợ, nao núng. Ông vừa là nguwofi đứng mũi chịu sào cho cuộc chiến đấu giữa con nguwoif và thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Sự khác biệt của DHT lúc vuwottj thác và lúc ở nhà đã khắc họa vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường. hành động rút sao, thả sào nhanh như cắt còn cho thấy sự dũng cảm , dày dặn kinh nghiệm của con người .

tk mk na, thanks nhiều ! ok

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
6 tháng 5 2017 lúc 0:20

Có lẽ khi đọc “Vượt thác của nhà văn Võ Quảng người đọc không chỉ cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam hùng vĩ mà ở đó còn có vẻ đẹp anh dũng của con người lao động trên sông Thu Bồn – không ai khác đó chính là nhân vật dượng Hương Thư.

Ở đoạn đầu nó như báo hiệu sự khó khăn thử thách đang chờ trước mắt con người. Thuyền phải vượt qua nhiều thác dữ. Nước ngày một lên cao phóng giữa hai hai vách đá dựng đứng. Dượng Hương một mình với cơn lũ thuyền cứ vùng vằng cứ chực trụt xuống. Và cho đến chiều tối, thì con thuyền cũng vượt qua khỏi thác cổ cò. Ở những dòng cuối này người ta lại thấy “ dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước” cảnh vật như hòa vào niềm vui chung cùng con người, chiếc thuyền đã vượt qua cơn thác lũ, con người đã chiến thắng được thiên nhiên .

Ở tác phẩm “ Vượt Thác” Tác giả không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà hơn tất cả đó hình ảnh tươi đẹp của con người, sức mạnh to lớn chiến thắng mọi thiên tai. Dượng Hương Thư như một người hùng bước ra từ ngòi bút của nhà văn.

Trước khi vượt qua thác dữ Dượng Hương được sai nấu cơm ăn cho chắc bụng còn có sức trèo thuyền. “ Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái có người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy lại thế trụ giúp chú hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu quay về lại Hòa Phước” . Hình ảnh dượng Hương với những động tác thuần thục vượt qua cơn lũ rõ ràng và nhanh như cắt. “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” Dượng hương Thư hoàn toàn khác với một dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, trong cơn thác lũ người ta thấy một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và có kinh nghiệm sức khỏe khi băng qua con thác dữ. Tác giả như vẽ nên một nét đẹp hoàn mỹ – nét đẹp của người dân lao động có thể chiến thắng vượt qua mọi gian nguy.

Bằng nghệ thuật tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động. Cho người đọc cảm nhận được sức mạnh chiến thắng thiên nhiên của Dượng Hương Thư . Thể hiện sức mạnh của dân lao động không chịu lùi bước trước bất kì khó khăn thử thách nào của thiên nhiên.

Bình luận (0)
Lê Anh Phú
25 tháng 10 2017 lúc 21:50

mik chang hieu gi ca!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ha ngoc ánh
Xem chi tiết
Ha ngoc ánh
Xem chi tiết
Ha ngoc ánh
Xem chi tiết
ĐINH THÙY LINH
Xem chi tiết
Thần Đồng
Xem chi tiết
Tiểu thư Sakura
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
Ngô Thị Yến Hoa
Xem chi tiết
Trần Hoàng Khánh Linh
Xem chi tiết