Hướng dẫn soạn bài Em bé thông minh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đào Thị Ngọc Ánh

nêu cảm nghĩ của em về cậu bé trong truyện Em bé thông ming.

Trần Việt Linh
9 tháng 10 2016 lúc 9:13

rong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy.

Trong câu chuyện này thì sự thông minh của em bé được thể hiện tất cả là bốn lần. Lần đầu tiên em trả lời được câu hỏi éo le của viên quan trâu cày một thước được mấy đường. Lần thứ hai em hóa giải được cái lệnh ngược đời của nhà vua về cái lệnh ngược đời khi đưa cho dân làng ba con trâu đực nhưng bắt nuôi chúng đẻ thành chín con trong một năm. Lần thứ ba em vượt được thử thách của nhà vua từ thịt của một con chim sẻ làm sao thịt nó ra được cho ba mâm cỗ. Lần thứ tư là câu đố của vị sứ thần làm sao một sợi chỉ mảnh có thể xuyên được qua một chiếc vỏ ốc vặn.

cam nghi ve truyen em be thong minh

Lần đầu tiên trước câu hỏi vặn vẹo vô lí của viên quan khiên hỏi “trâu cua nhà ngươi một ngày cày được mấy đường” thì chú trả lới rất khôn khéo nhanh nhậy khi hỏi vặn lại viên quan “thế ngựa ông một ngày đi được mấy bước”khiến cho viên quan ngớ người không biết ứng sử ra sao. Từ thế chủ động chú bé đã đẩy viên quan rơi vào thế bị động khiến cho ông không biết làm thế nào. Sau đó viên quan liền về tâu với vua là có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua mừng lắm vì đang cần tìm người tài nhưng vì chưa tin nên vẫn muốn thử em lần nữa. Nhà vua cho mang ba con trâu đực và ba thúng gạo cho làng cậu bé và bảo làm sao mà cho nó một năm cho ra chín con trâu cái. Em bé đã hóa giải bằng cách tương kế tựu kế đưa nhà vua và cận thần vào cạm bẫy của mình để cho ra một sự vô lí giống đực thì không thể đẻ được con. Thật là mưu trí hơn người, chú bé đã tương kế tựu kế, dùng thuật gậy ông lại đập lưng ông để giành phần chủ động về mình, mạnh dạn lấy cái phi lí trong lời lẽ của mình để buộc đức vua phải tự công nhận sự phi lí trong lệnh của đức vua. Trí thông minh nhanh nhạy, tài ứng đối trôi chảy, lí lẽ sắc sảo của chú bé làm cho đức vua và triều thần đều chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Lần thứ ba là vua muốn thử cậu thêm một lần nữa khi đưa cho cậu một con chim làm sao mà thịt ra được ba mâm cỗ.

Em bé không cần suy nghĩ nhiều đã đưa cho quân lính một chiếc kim rèn hộ em thành một chiếc dao để em mổ thịt chim dồn vua vào thế bí. Tất nhiên chuyện đó không thể nào thực hiện cũng như chuyện vô lí mà nhà vua đã gây ra. Lần cuối cùng để câu chuyện tăng tính hiện thực và mức độ thuyết phục, người xưa đã đưa vào chi tiết: Hồi đó có một nước láng giềng lăm le muốn xâm chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Kiểu thử tài này thường thấy trong truyện kể dân gian về các nhân vật thông minh, tài giỏi như Trạng Quỳnh, Mạc Đĩnh Chi, Trạng Hiền…

Sự thách đố oái ăm ấy làm cho các vị đại thần vò đầu suy nghĩ mà không sao tìm ra cách. Nhà vua đành phải nhờ đến trí thông minh của chú bé. Nghe qua, chẳng cần suy nghĩ lâu la gì, chú bé liền hát: – Tang tình tang! Tính tình tang. Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng. Bên thời lấy giấy mà bưng. Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang. Tang tình tang… Câu hát hồn nhiên, nhí nhảnh nhưng lại chứa đựng một giải pháp cực kì sáng suốt, tuy đơn giản, dễ dàng như một trò chơi con trẻ. Dân gian chẳng có câu: Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ đó sao? Kiến ngửi thấy mùi mỡ ắt tìm mọi cách lần sang bằng được, do vậy sợi chỉ sẽ được kéo sang theo. Đơn giản thế mà đức vua và các nhà thông thái không sao nghĩ ra. Giải pháp đó chính là trí tuệ, là kinh nghiệm của dân gian được đúc kết từ cuộc sống.

Câu chuyện ngợi ca trí thông minh của em bé bình dân qua đó ngợi ca trí thông minh của dân gian của người lao động. Ngoài ra câu chuyện còn đem lại cho cuộc sống tiếng cười hồn nhiên vui vẻ.

Thảo Phương
9 tháng 10 2016 lúc 9:16

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

shinjy okazaki
10 tháng 11 2016 lúc 20:01
sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huyền Trang
Xem chi tiết
An Bùi
Xem chi tiết
Thanh Ngân
Xem chi tiết
Cô Bé Bán Diêm
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Trang
Xem chi tiết
Đặng Khánh Hà Phương
Xem chi tiết
tirgir
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Chi
Xem chi tiết