- Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân đều phải 'trông trời, trông đất'. Họ quan sát sự chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời và từ đó sáng tạo ra lịch - nông lịch ( lịch nông nghiệp). Lấy 365 ngày là một năm và chia làm 12 tháng ( cư dân sông Nin còn dựa vào mực nước sông lên xuống mà chia làm 2 mùa : mùa mưa là mùa nước sông Nin lên; mùa khô là mùa nước sông Nin xuống, từ đó có kế hoạch gieo trồng và thu hoạch cho phù hợp)
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
- Con người đã vươn tầm tới trời, đất, trăng, sao vì mục đích làm ruộng của mình và nhờ đó đã sáng tạo ra hai ngành thiên văn học và phép tính lịch (trong tay chưa có nổi công cụ bằng sắt nhưng đã tìm hiểu vũ trụ..)