Làm quen với tin học và máy tính điện tử

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trankhoimy
21 tháng 2 2018 lúc 12:18

hiểu rồi!hihi

Bích Ngọc Huỳnh
21 tháng 2 2018 lúc 16:02

J z má!!!Cái này con hc rùi !Nhưng cám mơn nha!yeu

đàm nguyễn phương dung
21 tháng 2 2018 lúc 10:57

Giới thiệu các thành phần của máy tính

Máy tính là thiết bị điện tử được sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin. Ngày nay, máy tính là công cụ được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội giúp con người xử lý thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.

Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Đặc thù riêng của ngành tin học đó là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng gắn liền với việc phát triển và sử dụng máy tính. Có thể coi máy tính vừa là công cụ vừa là đối tượng nghiên cứu của Tin học đồng thời cũng là công cụ lao động không thể thiếu của con người.

Khái niệm máy tính cá nhân

– Máy tính cá nhân PC (Personal Computer) là loại máy tính thông dụng hiện nay, được thiết kế dành riêng cho mỗi người dùng.
– Máy tính cá nhân có thể được phân thành hai nhóm chính: máy tính để bàn và máy tính xách tay. Máy tính để bàn (Desktop) thường được đặt cố định, hiệu năng cao và tiêu tốn nhiều năng lượng. image003 Máy tính xách tay là các dạng máy có tính di động cao Laptop, Notebook, Netbook, Tablet, PDA, Smartphone… image005

Các thành phần của máy tính
Phần cứng máy tính (Hardware):

–Phần cứng máy tính là các thiết bị / linh kiện điện tử cấu thành nên máy tính.
–Các thành phần phần cứng cơ bản của máy tính như Mainboard, CPU, RAM, HDD, PSU…
–Một số hãng sản xuất phần cứng nổi tiếng như Intel, AMD, nVIDIA, ATI, IBM, HP, Sony, Acer, Toshiba… image006

Phần mềm máy tính (Software):

–Phần mềm máy tính là các chương trình được thiết kế chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm việc phục vụ nhu cầu người sử dụng.
–Phần mềm được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ.
–Phần mềm máy tính được chia thành 2 loại chính: Phần mềm hệ thống (System Software): Hệ điều hành (Operating System) và trình điều khiển thiết bị (Driver). Phần mềm ứng dụng (Application Softwares): bao gồm các chương trình giúp người sử dụng thực hiện một số công việc cụ thể. –Một số hãng sản xuất phần mềm nổi tiếng như Microsoft, Sun Microsystem, Adobe…

Các thành phần phần cứng cấu thành một máy tính
Thiết bị nhập:

–Thiết bị nhập (Input Devices): Bao gồm các thiết bị dùng để đưa các thông tin vào trong máy tính như bàn phím, chuột, máy quét, micro, Webcam,… image014

Thiết bị xử lý:

–Thiết bị xử lý: đơn vị xử lý trung tâm của máy tính có chức năng tính toán, xử lý dữ liệu, quản lý và điều khiển các hoạt động của máy tính. image016image007

•Thiết bị lưu trữ:

–Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ (Memory – Storage Unit): là các thiết bị lưu trữ tạm thời hay cố định những thông tin, dữ liệu trong máy tính như: RAM, ROM, ổ cứng, đĩa CD/DVD, Flash disk,… image022image020•Thiết bị xuất: –Thiết bị xuất (Output Devices): Bao gồm các thiết bị dùng để xuất thông tin hay kết quả của dữ liệu được xử lý như máy in, màn hình, projector,… image023

•Thiết bị khác: mainboard, card mở rộng:

–Bo mạch chủ (Motherboard/Mainboard): có nhiệm vụ nối kết các thành phần của máy tính lại với nhau. image025 –Card mở rộng: VGA, Sound, LAN, Tivi card… image026

Ở các bài viết tiếp theo oktot.com sẽ trình bày chi tiết hơn về các thiết bị cấu thành máy tính như;
Mainboard
CPU
RAM
HDD/SSD
Case/Power
Keyboard/Mouse
Monitor

bui thi quynh chi
22 tháng 2 2018 lúc 9:03

ủa cái này hc từ lâu rùi mànhonhung

Quỳnh Kim
16 tháng 3 2018 lúc 19:59

Cảm ơn bạn vì đã dành chút thời gian để ghi câu hỏi & bình luận!hihi


Các câu hỏi tương tự
Army BTS
Xem chi tiết
Lê Ngân
Xem chi tiết
kimono sakura
Xem chi tiết
Nguyen Kiet
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Khang
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Khánh Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Lệ
Xem chi tiết
super saiyan goku
Xem chi tiết
Jina Hạnh
Xem chi tiết