Một ống dài l = 0,9m, một đầu kín, được cắm thẳng đứng vào cột thủy ngân cho đầu hở cách mặt thoáng một khoảng h = 0,75m. Tính khoảng cách x từ đầu kín đến mực Hg trong lòng ống. Áp suất khí quyển Po = 105 Pa. Trọng lượng riêng của Hg là d = 13,6.104N/m3
Một bình hình trụ cao l0 = 20cm chứa không khí ở 37oC. Người ta lộn ngược bình và nhúng vào chất lỏng có khối lượng riêng d = 800kg/m3 cho đáy ngang với mặt thoáng chất lỏng. Không khí bị nén chiếm 1/2 bình.
a. Nâng bình cao thêm một khoảng l1 = 12cm thì mực chất lỏng trong bình chênh lệch bao nhiêu so với mặt thoáng ở ngoài ?
b. Bình ở vị trí như câu a. Nhiệt độ của không khí bằng bao nhiêu thì không có chênh lệch nói trên nữa ? (áp suất khí quyển Po = 9,4.104 Pa lấy g = 10m/s2)
Một bình kín hình trụ đặt thẳng đứng được chia làm hai phần bằng nhau bằng một píttông nặng, cách nhiệt ngăn trên chứa 1mol, ngăn dưới chứa 3mol của cùng một chất khí. Nếu nhiệt độ ở hai ngăn đều bằng T1 = 400K thì áp suất ở ngăn dưới P2 gấp đôi áp suất ở ngăn trên P1. Nhiệt độ ngăn trên không đổi, ngăn dưới có nhiệt độ là T2 nào thì thể tích hai ngăn bằng nhau
Trong quá trình đẳng nhiệt của 1 lượng khí lí tưởng xác định: Nếu áp suất khí tăng 1 lượng 3.105 Pa thì thể tích của khối khí thay đổi 2,5 lít, còn nếu áp suất giảm 1 lượng 105 Pa thì thể tích khối khí cũng thay đổi 2,5 lít. Áp suất và thể tích ban đầu của khí là?
Một bình kín hình trụ đặt thẳng đứng được chia làm hai phần bằng nhau bằng một píttông nặng, cách nhiệt ngăn trên chứa 1mol, ngăn dưới chứa 3mol của cùng một chất khí. Nếu nhiệt độ ở hai ngăn đều bằng T1 = 400K thì áp suất ở ngăn dưới P2 gấp đôi áp suất ở ngăn trên P1. Nhiệt độ ngăn trên không đổi, ngăn dưới có nhiệt độ là T2 nào thì thể tích hai ngăn bằng nhau
Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6 m/s (bỏ qua sức cản của không khí). Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính độ cao cực đại của nó.
b. Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng?
c. Ở độ cao nào thì thế năng bằng một nửa động năng
Bài 10: Một vật được ném lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0= 10m/s. Lấy g = 10m/s2.
1. Tính độ cao lớn nhất mà vật đạt được, nếu bỏ qua lực cản của không khí.
2. Nếu có lực cản không khí, coi là không đổi và bằng 5% trong lượng cảu vật thì độ cao lớn nhất mà vật đạt được và vận tốc chạm đất cảu vật là b
Một vật được ném lên phương thẳng đứng từ độ cao 10m với vận tốc 20m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng
một viên đá nặng 100g được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc 20m/s từ mặt đất. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g=10m/s^2. Chọn gốc thế năng tại mặt đât. Tính
a) Cơ năng của viên đá
b) ở độ cao nào thì thế năng của viên đá = động năng của nó?
c) tìm vận tốc vật khi thế năng = 2/3 cơ năng.
d) tìm vận tốc vật khi động năng =1/3 lần thế năng
e) ở độ cao nào thì thế năng = 1/2 cơ năng
f) tính vận tốc của vật khi chạm đất
j) tính độ cao cực đại mà vật đạt được.