Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thanh Hường

Một hỗn hợp X có khối lượng là 27,2g gồm kim loại M(M có hóa trị 2 và 3) và oxit MxOy .khi cho X tác dụng với 0,8lit HCl 2M thì hỗn hợp tan hết cho dung dich A và 4,48lit khí.để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch a cần 0,6lit dung dịch NaOH 1M.xác định M,MxOy biết trong hai chất này có một chất có số mol = 2 lần số mol chất kia1.......Nhờ mọi người giải giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn nhiều

Lê Nguyên Hạo
4 tháng 9 2016 lúc 20:13

Đặt a, b là số mol M và MxOy
Trường hợp M chỉ tan trong axit:
M sẽ thể hiện hóa trị 2 khi tác dụng với HCl.
---> a = nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
MxOy + 2yHCl ---> xMCl2y/x + yH2O
---> nHCl = 2a + 2by + nNaOH = 0,8.2 = 1,6 M
Thay nNaOH = 0,8.1 = 0,8
---> by = 0,2 ---> b = 0,2/y
Khối lượng hh:
mX = Ma + b(Mx + 16y) = 0,2M + 0,2Mx/y + 3,2 = 27,2
M + Mx/y = 120
Do M có 2 hóa trị 2 và 3 nên:
+ Nếu x/y = 1 ---> M = 60: Loại
+ Nếu x/y = 2/3 ---> M = 75: Loại
Vậy loại trường hợp này.
Như vậy M vừa tan trong HCl, vừa tan trong MCl2y/x. Nhưng để M tan trong MCl2y/x thì x/y = 2/3. Vậy oxit là M2O3.
M + 2HCl ---> MCl2 + H2
M2O3 + 6HCl ---> 2MCl3 + 3H2O
M + 2MCl3 ---> 3MCl2
Như vậy số mol HCl hòa tan oxit: nHCl = 6nM2O3 = 6b mol và tạo ra 2b mol MCl3
---> nM = a = nH2 + nMCl3/2 = 0,2 + b
Tổng lượng HCl đã dùng:
nHCl = 2nM + 6nM2O3 + nNaOH = 1,6 mol
---> 2a + 6b = 0,8
---> a = 0,25 và b = 0,05
Khối lượng hh là:
mX = 0,25M + 0,05(2M + 48) = 27,2
---> M = gần 70

Vũ Tuấn Đạt
24 tháng 9 2017 lúc 19:37

n HCl = 0,8 x 2 = 1,6 mol.
n NaOH trung hòa HCL dư = n HCl dư = 0,6 x 1 = 0,6 mol
--> n HCl phản ứng hết với hỗn hợp X = 1,6 - 0.6 = 1 mol.
n H2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
--> n H2O = n[O] có trong X = 0,3 mol nặng 4,8 gam.
--> m kim loại M = 27,2 - 4,8 = 22,4 gam
Vì kim loại có hai hóa trị là 2 và 3 nên khi phản ứng với HCl, kim loại chỉ có thể tạo muối clorua II và n M = n H2 = 0,2 mol.

Trường hợp 1. kim loại có hóa trị 2 trong oxit.

--> n M = n [O] = 0,3 mol --> tổng mol nguyên tố M trong X = 0,3 + 0,2 = 0,5 và NTK của kim loại = 22,4/0,5 = 44.8 (loại)

Trường hợp 2. Kim loại có hóa trị 3 trong oxit.

--> n M = 2/3 n [O] = 0,2 mol --> tổng mol nguyên tố M trong X = 0,2 + 0,2 = 0,4 và NTK của kim loại = 22,4/0,7 = 56.

--> M là Fe và oxit là Fe2O3 với khối lượng Fe = 0,2 x 56 = 11,2 gam và m Fe2O3 = 0,1 x 160 = 16 gam


Các câu hỏi tương tự
Hân
Xem chi tiết
Linh Suni
Xem chi tiết
Ngọc Hà
Xem chi tiết
Hà Xuân Cát
Xem chi tiết
Dương Mạc
Xem chi tiết
Phượng Bích
Xem chi tiết
Thanh Chiến
Xem chi tiết
DoriKiều
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Trâm Anh
Xem chi tiết