Quá trình phóng xạ nào không có sự thay đổi cấu tạo hạt nhân?
A. Phóng xạ α.
B. Phóng xạ β-.
C. Phóng xạ β+.
D. Phóng xạ ɣ.
Hãy chọn câu đúng.
Trong quá trình phóng xạ, số lượng hạt nhân phân rã giảm đi với thời gian t theo quy luật
A. -αt + β (α, β > 0)
B. \( \frac{1}{t}\)
C. \( \frac{1}{\sqrt{t}}\)
D. e-λt
Trong số các tia α, β-, β+, ɣ, tia nào đâm xuyên mạnh nhất? Tia nào đâm xuyên yếu nhất?
Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất ?
A.Tia γ.
B.Tia α.
C.Tia β+.
D.Tia β-.
Độ phóng xạ β- của một tượng gỗ bằng 0,8 lần độ phóng xạ của một khúc gỗ cùng khối lượng vừa mới chặt. Biết chu kì bán rã của C14 bằng 5600 năm. Tuổi của tượng gỗ là
A.1200 năm.
B.2000 năm.
C.2500 năm.
D.1803 năm.
Một khối phóng xạ có độ phóng xạ ban đầu H0, gồm hai chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau. Chu kỳ bán rã của chúng lần lượt là T1 = 2h và T2 = 3h. Sau 6h, độ phóng xạ của khối chất còn lại là bao nhiêu? ĐS 7H0/40
Một hỗn hợp phóng xạ có hai chất phóng xạ X và Y. Biết chu kỳ bán ra của X và Y lần lượt là T1 = 1h và T2 = 2h và lúc đầu số hạt nhân X bằng só hạt nhân Y.Tìm thời gian để số hạt nguyên chất của hỗn hợp chỉ còn một nữa số hạt ban đầu. ĐS 1,39h
Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 4T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu chất phóng xạ này là
A.\(\frac{1}{16}N_0.\)
B.\(\frac{1}{8}N_0.\)
C.\(\frac{1}{4}N_0.\)
D.\(\frac{15}{16}N_0.\)
Gọi t là khoảng thời gian để số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm đi e lần (e là cơ số của loga tự nhiên lne = 1). Sau khoảng thời gian 0,51t, chất phóng xạ còn lại bằng bao nhiêu phần trăm lượng ban đầu? ĐS 60%