trong đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. thay đổi tần số của dòng điện và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận sau đây không đúng
A.điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng
B.cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm
C.hệ số công suất của đoạn mạch giảm
D.điên áp hiệu dụng trên điện trở giảm
trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC , phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC song song thì luôn có thể dùng phương pháp tổng hợp dao động điều hoà cùng phương cùng tần số để tìm mối liên hệ giữa cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua đoạn mạch và cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua từng phần tử.
B. Nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp thì luôn có thể dùng phương pháp tổng hợp dao động điều hoà cùng phương cùng tần số để tìm mối liên hệ giữa hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và hiệu điện thế hiệu dụng trên từng phần tử.
C. Công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch luôn bằng tổng công suất tiêu thụ trêncác điện trở thuần.
D. Công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch luôn tăng nếu ta mắc thêm vào trong mạch một tụ điện hay một cuộn dây thuần cảm.
Cho mạch điện RLC, tần số w có thể thay đổi. L= 2/(3pi) H
khi w=w1 và w=w2 thì cường độ hiệu dụng của dòng điện bằng nhau và bằng Im
điều chỉnh tần số góc sao cho cường độ hiệu dụng đạt giá trị cực đại bằng Imcăn3
tính giá trị R biết w1-w2=90pi (rad/s)
đáp án: R=30căn2
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi lần lượt vào hai đầu điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ C thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua các đoạn mạch tương ứng là 2A; 1A; 0,5A. Nếu đặt điện áp này vào đoạn mạch gồm ba phần tử trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện hiệu dụng của mạch là bao nhiêu?
một đoạn mạch khồn phân nhánh RLC có dòng điện sớm pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch
A. trong mạch không thể có cuộn cảm nhưng có tụ điện
B. hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị khác 0
C. nếu tăng tần số dòng điện lên một lượng nhỏ thì độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giảm
D. Nếu giảm tần số của dòng điện một lượng nhỏ thì cường độ hiệu dụng giảm
Một đoạn mạch không phân nhánh RLC có dòng điện sớm pha hơn điện áp ở 2 đầu đoạn mạch:
A. Trong đoạn mạch không thể có cuộn cảm, nhưng có tụ điện
B. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị khác không
C. Nếu tăng tần số dòng điện lên 1 lượng nhỏ thì độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giảm
D. Nếu giảm tần số của dòng điện một lượng nhỏ thì cường độ hiệu dụng giảm
đáp án B
giải thích hộ mình từng ý với.
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C. Điều chỉnh độ tự cảm đến giá trị \(\dfrac{1}{5pi}\) hoặc \(\dfrac{4}{5pi}\) thì cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng như nhau và lệch pha 2pi/3. Giá trị R bằng
đặt điện áp u= U căn 2 coswt (Ukhoong đổi , w thay đổi được ) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=2,5/pi H và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp . thay đổi tần số góc omega( kí hiệu w) khi w=60pi (rad/s) ,cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là I1. khi w=40pi (rad/s) cường độ hiệu dụng của dòng điên trong mạch là I2. khi tần số là w=wo thì cường độ hệu dụng của dòng điện đạt giá trị cực đại Imax và I1=I2=Imax/ căn 5. giá trị của R bằng
A.75 ôm B.100 ôm C.50 ôm D.25 ôm
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối t iếp, một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, có tần số 50Hz. Giá trị của các phần tử là R =30 ôm, L = 0,4/pi (H); điện dung của tụ thay đổi được. Lúc điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại là 150 thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch RL có giá trị bằng 90V. Hệ số công suất của đoạn mach lúc này?