một bình có chứa hỗn hợp nước và nước đá, khối lượng của hỗn hợp này là M=10kg. Người ta đem chiếc bình vào trong phòng và ngay lúc đó bắt đầu đo nhiệt độ của hỗn hợp. Từ thời điểm đưa bình vào trong phòng t0=0 đến thời điểm t1=50 phút thì nhiệt độ của hỗn hợp nước và nước đá luôn bằng 0. Ngay sau thời điểm nói trên thì nhiệt độ của nước bắt đầu tăng và đến thời điểm t2=60 phút thì nhiệt độ của nước là 20C. Nhiệt dung riêng của nước là c=4200 J/kg.K và nhiệt nóng chảy của nước đá là λ=3,4.105 J/kg.K. Xác định khối lượng nước đá trong bình vào thời điểm t0. Bỏ qua nhiệt dung của bình. Coi quá trình trao đổi nhiệt giữa môi trường và bình không phụ thuộc vào độ chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và bình.
Ta có sơ đồ như sau:
Ta có thể thấy rằng từ t0=00C -> t1=50 phút là thời giản chuyển thể của nước đá
thời gian từ t1=500C -> t2=60 phút là thời gian nước đá hấp thụ nhiệt từ môi trường để tăng nhiệt độ đến 20C
gọi m1 là khối lượng nước đá trong bình lúc đầu
m2 là khối lượng nước trong bình lúc đầu
T2 là nhiệt độ của hỗn hợp trên vào phút thứ 60
Ta có: m1 + m2 =M =10(kg) (***********)
Nhiệt lượng mà nước đá trong bình lúc đầu thu nhiệt để thực hiện quá trình nóng chảy hoàn toàn là:
Q1 = m1 λ = 3,4. 105 m1 (J)
Nhiệt lượng nước + nước đá nóng chảy hoàn toàn (lúc này là M rồi nhé em) thu nhiệt để tăng nhiệt độ đến 20C là:
Q2=Mc(T2 - 0) =10.4200.(2-0)= 84000(J)
thời gian từ lúc đưa bình vào đến lúc nước đá nóng chảy hoàn toàn là:
t=t1-t0=50-0=50(phút)
Thời gian từ lúc nước đá nóng chảy hoàn toàn + nước thu nhiệt từ môi trường để tăng nhiệt độ đến 20C là:
t'=t2-t1=60-50=10(phút)
Ta được phương trình sau:
\(\dfrac{t}{t'}=\dfrac{Q_1}{Q_2}\Leftrightarrow\dfrac{50}{10}=\dfrac{3,4.10^5m_1}{84000}\)
⇒\(5=4,047m_1\)=> m1\(\approx\)1,235(kg)
Vậy Khối lượng nước đá trong bình lúc đầu là 1,235 (kg)