Mọi người giúp mình với
Câu 1: Chép thuộc 7 câu thơ đầu của bài thơ "đồng chí"?
Câu 2: Nêu nội dung của câu thơ vừa chép?
Câu 3: Chỉ ra cái hay cái đẹp của việc sử dụng từ ngữ hình ảnh ở hai câu thơ mở đầu?
Câu 4: Giải thích nghĩa của từ "tri kỉ" và "đồng chí"?
Câu 5: Tại sao tác giả lại viết "đôi tri kỉ" mà lại không viết "hai tri kỉ"?
câu 4:
tri kỉ:đôi bạn thân thiết,hiểu bạn như hiểu mình
đồng chí:là người có cùng nhiệm vụ,lý tưởng.người cùng ở 1 trong 1 đoàn thể chính trịhay 1 tổ chức cách mạng thường gọi nhau là "đồng chí".từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945,từ "đồng chí"thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan đoàn thể ,đơn vị bộ đội.
câu 1:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
câu 2:
- Hai câu đầu: Hoàn cảnh xuất thân của những người chiến sĩ:
+ Xuất thân từ ngư dân miền biển (nước mặn đồng chua) và nông dân (đất cày lên sỏi đá)
+ Hoàn cảnh khó khăn, vất vả, nghèo khó
⇒ Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở cho sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.
- Hai câu tiếp: Hoàn cảnh gặp gỡ:
+ “Đôi người xa lạ” : Hai đối tượng “anh”- “tôi” vốn không quen biết
+ “Chẳng hẹn quen nhau”: Tuy sự quen nhau là không hẹn trước, nhưng chính việc cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng tham gia chiến đấu đã làm họ nảy nở tình cảm cao đẹp.
- 3 câu thơ tiếp: Sự gắn kết trọn vẹn giữa những người đồng chí:
+ Hình ảnh song hành “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”: Tình đồng chí nảy nở và bền chặt khi họ chia sẻ với nhau những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Những người chiến sĩ còn chia sẻ với nhau những gian khó đời thường “đêm rét chung chăn”, hiểu rõ về nhau để trở thành “tri kỉ”.
+ Hai tiếng “Đồng chí!” vang lên làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng cao đẹp: tình đồng chí.