Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yun Vong

MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH MỖI NGƯỜI 1 CÂU CŨNG ĐC TẠI TUẦN SAU MÌNH THI RỒI!!!!!

Câu 1: Đoạn kết của “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật trong SGK Ngữ văn 9 có câu:

không có kính, rồi xe không có đèn,

a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàng thành khổ thơ.

b. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ.

Bài làm

a.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

b. Ý nghĩ nhan đề bài thơ là:

Câu 2: Cá nhụ, cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long.

(“ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)

a. Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép tu từ liệt kê, nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ.

b. Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.

Câu 3:

a. Dòng thơ thứ 7 trong bài thơ “Đồng chí” của chính hữu là câu thơ nào?

b. Câu thơ đó có gì đặc biệt?

Câu 4:

a. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

b. Từ hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy viết một đoạn văn (7-10 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống của thanh niên hiện nay.

Câu 5: Cho câu thơ trích từ bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

...................................................................

..................................................................

..................................................................

a. Chép tiếp những câu thơ còn thiếu để hoàn chính khổ thơ trên? Phương pháp biểu đạt chính của khổ thơ trên là gì?

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép.

Câu 6: Cho các thành ngữ sau:

- Ăn không nói có.

- Đánh trống lảng.

a. Giải thích nội dung các thành ngữ trên.

b. Các thành ngữ trên vi phạm phương châm hội thoại nào? Nêu khái niệm về phương châm hội thoại đó.

Câu 7: Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để kể lại lần duy nhất được gặp ba cùng kỉ vật “ Chiếc lược ngà”.

Câu 8: Đọc đoạn văn sau:

“... Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu/ bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:

- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ? Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.

(Ngữ văn 9-Tập một)

a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Ai là người kể chuyện?Kề theo ngôi thứ mấy?

b. Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 9; Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mãnh vá

Miệng cười buốc giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đâu súng trăng treo.

(Trích bài Đồng chí- Chính Hữu)

a. Trong các từ ngữ in đậm ở đoạn thơ trên, từ nào được dùng heo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩ chuyển.

b. Xác định phương pháp chuyển nghĩa trong các từ in đậm.

Câu 10: Hãy tưởng tượng em đã có một cuộc gặp gỡ, trò chuyện thật thú vị với anh thanh niên sống trên đỉnh núi Yên Sơn (nhân vật trong truyện ngắn “Lạng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long). Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.

Câu 11: Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mỡ đầu khổ thơ trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết: Trăng cứ tròn vành vạnh

a. Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên.

b. Nêu vài nét về hoàng cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ dề bài thơ.

c. Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có đọ dài khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ nội dung: khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sau tư tưỡng mang tính triết lí của tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp ( gạch chân, chú thích câu bị động và lời dẫn trực tiếp ).

d. Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Câu 12: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bâu trời đen kịt, nhìn kỉ nới thấy mọt ngôi sao xa, chấu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi mội mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “thềm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

( Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,2016)

a. Nhân vật cháu trong đoạn trích tên là gì? Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu của hình thức ngôn ngữ đó.

b. Đọc đoạn trích trên, em thấy nhân vật cháu có những phẩm chất gì?

c. Từ phẩm chất của nhân vật cháu trong đoạn trích trên và những hiểu biết thực tế cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam đối với con người và cuộc đời trong giai đoạn hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi.

Câu 13: “Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồn lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái”.

( Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- SGK Ngữ văn 9, tập một)

a. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

b. Bài thơ đã xây dựng hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩ của việc xây dựng hình tượng thơ trên.

c. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cánh diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồng của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu (gạch chân, chú thích).

Câu 14: Đọc đoạn trích sau:

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cô cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chen chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bật thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngan tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa đơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,.. ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập một)

a. Nhân vật họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm “Lạng lẽ Sa Pa”?

b. Giải thích ý nghĩ nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”.

c. Đoạn văn trchs dẫn ở trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện?

d. Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với một người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

Câu 15: Mang vẻ đẹp của một loài hoa đồng nội, bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được bắt đàu từ những câu thơ thật giản dị:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”...

a. Em hãy chép chính sác 5 cau tiếp theo để hoàn thành phần đầu của bài thơ “Đồng chí” và nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

b. Tìm và giải thích thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Thành ngữ đó theo em hiểu điều gì về cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính trong bài thơ?

c. Câu thơ “Đêm rét chung chen thành đôi tri kỉ” trong bài “Đồng chí” gợi cho em liên tưỡng đến cái chung nào được nói tới trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Hãy ghi lại câu thơ có hình ảnh đó.

d. Từ cái “chung” trong hai bài thơ trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 tờ giấy thi) về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong xã hội hiện nay.

Câu 16: Cho đoạn trích sau đây:

...”Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngan độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàm răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tần mẫn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa được chải mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”...

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giaos dục Việt Nam, 2015)

a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, do ai sáng tác?

b. Ghi lại lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?

c. Câu văn: “Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngan độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàm răng thưa”. Sử dụng biện pháp tu từ nào? Theo em, biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?

d. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm của ông Sáu đối với con, đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và cụm tính từ (gạch chân, dưới câu phủ định và cụm tính từ).

Câu 16: Bằng lời kể của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện từ khi ông Sáu được về thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ sang nhà ngoại (có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận).

Câu 17: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu, từ câu 1 đến câu 4:

(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạch chiếc ao làm “cung điện” của mình. (2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong tuyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vèn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kỳ. (5) Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc , với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luôc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Trích “Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một)

a. Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?

b. Trong đoạn văn, tác giả đã dãn lại lời của người khác. Xác địn lời dẫn và cho biết cách dẫn của tác giả sử dụng.

c. Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?

d. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4) và (5).

Câu 18: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 dòng trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “trăng” và “ánh trăng” trong khổ cuối bài Ánh trăng – Nguyễn Duy.

Trăng cứ trong vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ làm ta giật mình.

Câu 19: Dựa vào phần đầu đoạn trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, hãy đóng vai bé Thu để kể lại câu chuyện giữa bé và ba mình trong ba ngày ông Sáu về phép thăm nhà.

Câu 20: Từ đoạn trích (câu 1, mục I) em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ? Em thấy mình cần làm gì để học tập và làm theo tấm gương của Bác? (viết 3 đến 5 câu).

Câu 21:

a. Lời dẫn sau đây được dẫn bằng cách nào?

Nhưng chớ hiểu lầm rằng: Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thành tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn đặt.

b. Chuyễn lời dẫn trên bằng 1 trong 2 cách đã học?

Câu 22: Em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Hãy viết một bài văn kể lại lỗi lầm đó.

Câu 23: Em hãy đóng vai là nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy kể lại thành một câu chuyện. Từ đó em hãy rút ra bài học về cách sống cho mình.

Câu 24: “ Làng” là tác phẩm của nhà văn Kim Lâm viết về người nông thôn. Trong tác phẩm, nhà văn có viết:

“Về đến nhà ông hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, Sen ... đưa nhau ra đầu nhà chơi xậm chơi hụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, trước mắt ông lão cứ giãn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt giang đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian để nhục nhã thế này.”

a. Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy?

b. Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên. Chép chính xác 4 câu thơ khác trong một đoạn trích “Truyện Kiều” mà em đã được học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này.

c. Em hãy viết một đoạn văn Tổng – Phân – Hợp ( độ dài không quá ½ trang giấy thi) phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc cho đến khi tâm sự cùng người con út. (Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu cảm thán, chú thích rõ)

Câu 25: Mở đầu bài thơ “Đồng Chí” , nhà thơ chính hữu có viết:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”...

a. Em hãy giải nghĩa từ “ Đồng chí”. Theo em các người lính gọi nhau là

Baekhyun
24 tháng 12 2017 lúc 10:30

Câu 2:a )Liệt kê các loại cá: " Ca nhụ, cá chim ,cá đé, cá song"

Nhân hóa: " Đêm thở,......Hạ Long"

b) Biện pháp liệt kê : diễn tả hình ảnh nhiều loại cá khác nhau trên biển

Biện pháp: " Đêm ....Hạ Long" diễn tả hoạt động của ngư dân trên vùng biển Hạ Long, vẫn đng hoạt động say mê, hơn nữa câu thơ này cũng đang hòa hợp giữa con người với thiên nhiên,tạo ra một sức mạnh to lớn để con người vượt qua giới hạn ,làm chủ thiên nhiên , để có thể mang lại một mẻ cá lớn

Baekhyun
24 tháng 12 2017 lúc 10:50

Caau 6: a) Ăn không nói có: bịa đặt toàn chuyện không hay về người khác, không có mà nói thành có.

Đánh trống lảng: lảng đi, nói sang chuyện khác để tránh nói đến vấn đề không muốn nói hoặc khó nói.

b) Ăn không nói có: vi phạm phương châm về chất.

Phương châm về chất: khi giao tiếp tránh nói những mình không tin là đúng hay không có bằn chứng xác thực

Đánh trống lảng : vi phạm phương châm quan hệ

Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp ,cần nói đúng đề tài giao tiếp ,tránh nói lạc đề

Baekhyun
24 tháng 12 2017 lúc 11:00

caau9: - Nghía chuyển : " vai" , " đầu"

Nghĩa gốc: the rest

b)hoán dụ

Nguyen
29 tháng 12 2019 lúc 14:43

10.

Mùa đông năm nay gia đình tôi quyết định sẽ đi Sa Pa để tận hưởng không khí lạnh ở trên đó. Từ trước đến nay Sa Pa vẫn là nơi có thể đón tuyết đầu tiên ở Việt Nam. Du khách đến với Sa Pa – mảnh đất trong sương không chỉ ấn tượng bởi những cảnh đẹp, những dinh thự cao tầng mà còn ấn tượng bởi sự hiếu khách, hồ hởi của người dân nơi đây. Là một lữ khách nhỏ tuổi từ thủ đô Hà Nội, cùng gia đình lên thăm Sa Pa, tôi mới thực sự cảm nhận sự đón tiếp nồng hậu, chân tình, cởi mở của người thị trấn giản dị “Sa Pa”. Đặc biệt, tình cảm ấy được khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Chiếc xe của chúng tôi dừng lại dưới chân núi nghỉ lại thị trấn Sa Pa. Dọc theo con đường đất đỏ lên núi, được biết cách đây là đỉnh Yên Sơn – ngọn núi khá cao tại Sa Pa này. Chao ôi! Khung cảnh nơi đây thật đẹp. Từng dải núi uốn lượn trập trùng bao trùm là cả màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Những dải mây vắt ngang núi như những dải lụa đào uốn lượn, bồng bềnh và huyền ảo. Hình như vẻ đẹp mộng mơ này tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải, sao quen quá!

Tôi không tài nào nhớ nổi, hai bên là những cây thông chỉ cao quá đầu, thấp thoáng vài căn nhà nhỏ kiểu nhà sàn. Những bông hoa tử kinh màu tím khẽ đung đưa theo chiều gió như đang e ngại ngập ngừng núp trong làn sương mù ảo, thật nên thơ và gợi cho người ta cảm giác thoải mái, khoan khoái, không náo nhiệt, ồn ào tấp nập như nơi đô thị. Theo con đường mòn nên núi, trong đầu tôi xuất hiện bao ý nghĩ vẩn vơ, thú vị, bỗng có một giọng nói vang lên từ bên trái tôi, tôi giật mình quay lại. Xuất hiện trước mắt tôi là bác trạc bốn mươi tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt chữ điền, trên tay còn cầm một chiếc máy bộ đàm. Bác niềm nở đến cạnh tôi vui vẻ, thân thiện đến dễ mến, trong tôi cảm thấy khác lạ. Có lẽ, tôi gặp người cởi mở, dễ dãi và vui tính như bác là lần đầu tiên, lại cảm giác y như lần đầu nhìn thấy Sa Pa và lần này rõ hơn.

Chẳng lẽ đây đúng là Sa Pa lặng lẽ với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tôi cảm thấy e ngại mất dần và như đã thân thiện với bác, tôi quen dần và thấy đã thân thiện với bác lâu lắm rồi. Tôi gạn hỏi và đúng rồi, bác chính là anh thanh niên. Bác rất vui vẻ khi trả lời: - Đúng đấy, bác chính là hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa mà Nguyễn Thành Long đã viết đấy. Thật không ngờ tôi lại được gặp bác – người thanh niên luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Bác dẫn tôi đến nơi ở của bác. Trước mặt tôi là một căn nhà nhỏ ba gian, bên ngoài quét sơn xanh, có một chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế xinh xắn. Căn nhà nằm gọn trên một khu đất thoải trên đỉnh đồi bao trùm cả một màu xanh của lá rụng, xen dưới những tia nắng lấp lánh yếu ớt, mây mù trắng xóa chỉ cách ba mét là mọi vật nhòa đi trong sương. Tôi vội bước nhanh đến trước căn nhà ngắm kỹ và muốn ôm nó vào lòng, đẹp quá, đẹp đến bình dị và thơ mộng. Đằng sau căn nhà là một vườn hoa đầy hương sắc. Bác mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra ngắt mấy bông hoa thược dược, hoa dơn bác trao cho tôi, tôi vội đến lấy, trong lòng biết bao vui sướng. Bác mời tôi vào nhà, căn nhà đẹp quá, sạch sẽ, đơn sơ, gọn gàng.

- Bác chỉ ở một mình thôi ạ?

- Ừ! Gia đình bác ở dưới thị xã còn bác ở trên đây một mình công tác. Bác vừa nói vừa pha trà, ấm trà nóng thoang thoảng lại vừa ấm áp lại mát mẻ, bác rót vào một cái tách nhỏ rồi đem đến cho tôi.

- Cháu xin ạ! Bác cứ mặc cháu.

- Thế cháu lên đây chơi hay là ở hẳn?

- Dạ cháu đi du lịch cùng gia đình thôi ạ!

- Lên Sa Pa cũng thú vị lắm cháu ạ. Nhưng cũng có cái buồn tẻ, lạnh lẽo, có khi nó làm cho con người ta cô đơn. Tôi lặng đi một lúc, trầm ngâm suy nghĩ: Chắc hẳn bác là một người rất yêu nghề và gắn bó với mảnh đất này. Như để đáp lại cái suy nghĩ thầm kín của tôi, bác nói tiếp:

- Quả thực, đôi lúc bác cảm thấy rất buồn, nhất là lần đầu tiên công tác ở đỉnh Yên Sơn. Bác nhíu đôi mày lại như đang suy tư về một điều gì đó. Không khí thật yên tĩnh, thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua đem theo mùi hoa lẫn mùi cây cỏ, mùi đất của Sa Pa. Một chú chim cất tiếng hót, nó đậu lên cửa sổ, bác khẽ đến bên nó rồi vội nói:

- Nhưng không hẳn Sa Pa buồn và lặng lẽ thế đâu cháu ạ. Bác rất vui vì tìm được thú vị, sự say mê trong công việc, hiểu được trách nhiệm của mình với quê hương, mọi vật ở đây đều là bạn của bác. Chúng gắn bó với bác suốt mấy chục năm qua.

- Tài thật bác nhỉ, Sa Pa đem lại cho cháu sự ngạc nhiên không chỉ vẻ đẹp của nó mà còn bởi… Tôi vừa nói vừa đi lên giá sách, chưa kịp nói hết, bác đã tiếp lời:

- Có phải là những con người ở đây không?

- Dạ đúng ạ.

- Cháu có biết bác kĩ sư su hào không?

- Cháu biết! Cháu biết qua lời giới thiệu của bác với ông họa sĩ già. Tôi cười tinh nghịch, bác ngờ ngợ rồi:

- À thì ra là thế. Bác nhớ ra rồi nhưng để bác nói cho cháu nghe nhiều hơn nhé. Bác ấy đến nhận công tác ở đây sớm hơn bác rất nhiều, bác chăm chỉ lắm. Bác thật là người khiêm tốn, y như nhân vật anh thanh niên ấy. Rồi bỗng tôi nảy ra ý nghĩa.

- Bác ơi! Thế cảm giác của bác khi được nhà văn Nguyễn Thành Long đưa vào nhân vật chính của tác phẩm thế nào ạ? Bác vui vẻ đáp: - Lúc ấy quả thật bác không ngờ mình lại được vinh hạnh ấy. Vì bác làm ở đây có gì đâu so với người khác… Bác dừng lại đôi chút, giọng vụt lại buồn buồn. - Chắc bây giờ bác kĩ sư su hào, những đồng đội… họ không còn nữa. Có người đã hi sinh trong kháng chiến rồi. Tôi thông cảm với nỗi niễm của bác nên không dám gợi lên kỉ niệm buồn. Tôi chợt nhớ đến một chiến công của bác được nhà văn Nguyễn Thành Long từng kể.

- Bác à! Bác đã phát hiện ra đám mây khô và góp phần vào thành công trong mặt trần năm xưa phải không ạ? Khuôn mặt bác rạng rỡ hẳn lên, trông bác như trẻ lại cách đây mười năm.

- Đúng vậy, bác đã phát hiện ra đám mây khô ráo cho bộ đội ta bắn trúng máy bay Mĩ. Bác vui tính thật, trò chuyện với bác ít phút thôi mà thôi cảm thấy bác như người bạn lâu lắm rồi. Một tiếng trôi qua, tôi phải chia tay bác ra về. Bác tiễn tôi ra ngoài cửa:

- Cháu chào bác ạ!

- Ừ!! Thôi về đi kẻo bố mẹ mong, sau này có dịp lại lên đây chơi với Bác nhé. Tôi chia tay bác lòng đầy lưu luyến. Chính bác là người đã cho chúng tôi hiểu về công việc và sự hi sinh thầm lặng là như thế nào? Tôi thầm cảm ơn bác.

Cuộc gặp gỡ ấy sẽ mãi trong lòng tôi. Cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi vui mừng và xúc động vô cùng. Bác thật giống với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa. Bác là tấm gương sáng cho tôi và các bạn noi theo, để tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần phải biết cống hiến, hi sinh.


#Walker
Khách vãng lai đã xóa
Baekhyun
24 tháng 12 2017 lúc 10:19

Câu 1: " Không có kính,rồi xe không có đèn

Không có mui xe ,thùng xe có xước

Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim".

b) Ý nghĩa: Các anh quyết tâm chiến đấu vì miền Nam thân yêu phía trước, bất kể gặp nguy nan thử thách , chỉ cần " trong xe có một trái tim" các anh sẽ vượt qua tất cả.

Caau2:

Baekhyun
24 tháng 12 2017 lúc 10:35

Câu 3:

a) Dòng thứ 7 là " Đồng Chí ! "

b) Thể hiện 1 tình đồng chí mặn mà, sâu đậm , cùng chung giai cấp nông dân nghèo khó; cung chung nhiệm vụ ,lí tưởng sống; cùng chia sẻ gian lao khốn khó cùng nhau

=> Tất cả đã tạo nên 1 tình đồng chí thân thiết ,gắn bó

Chi Chích Choè
2 tháng 5 2018 lúc 22:08

câu 25 :

nghĩ của từ đồng chí là :

đồng là cùng , chí là chí hướng đồng chí là cùng chung 1 chí hướng , cùng chung 1 lí tưởng tốt đẹp nào đó . từ sau cách mạng năm 1945 đồng chí là từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan đoàn thể trính trị nhà nước

bui thi anh tuyet
11 tháng 12 2018 lúc 11:58

biết để thi rồi he bạn?

Dương Trúc Anh
10 tháng 2 2020 lúc 20:45

Câu 1:

b, -Nhan đề bài thơ dài,tưởng như có chỗ thừa nhưng lại góp phần quan trọng trong vc thể hiện chủ đề tác phẩm,thu hút ng đọc ở vẻ lạ và đọc đáo của nó

-những chiếc xe dc đua vào thơ ca thường dc lãng mạn hoá,mĩ lệ hoá nhưng trong bài thơ chiếc xe k kính lại trở thành biểu tượng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả

-2 chữ "bài thơ" cho thấy rõ hơn cách nhìn,cách khai thác hiện thực của TG.Điều chỉn yếu PTD muốn nói trong tp là chất thơ của hiện thực chiến tranh khốc liệt,tuổi trẻ dũng cảm,vượt lên thiếu thốn,kk

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Seventeen Right Here
Xem chi tiết
Thanh Tâm
Xem chi tiết
15 Lê Quốc K H A N H 9/1...
Xem chi tiết
Lý văn cuẫn
Xem chi tiết
Phạm Dung
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Miu Min
Xem chi tiết
Trăng Đêm
Xem chi tiết
Lê Hoàng Mỹ Nguyễn
Xem chi tiết