Câu hỏi : Tại sao cá voi lại có hiện tượng phun cột nước ?
Trả lời : ( Theo mình nghĩ thế này )
Phổi cá voi xanh nặng khoảng 1500 kilôgam, có thể chứa 15000 lít không khí. Phổi của chúng tuy to, nhưng cứ khoảng mười mấy phút chúng lại phải trồi lên mặt nước để thở không khí cũ ra và hít không khí mới. Khi ngoi lên mặt nước, việc trước tiên là chúng phải thải không khí cũ trong phổi ra. Chúng dùng một áp lực mạnh để phun ra lượng không khí trong phổi, lượng không khí này khi ra ngoài gặp lạnh sẽ hoá thành một lượng hơi nước, phun thẳng lên cao, kèm theo một tiếng rít thật đinh tai. Như vậy không phải là cá voi phun nước, mà đang thở ra một luồng khí nóng phun ra từ phổi cá voi gặp phải không khí trên mặt biển, sẽ kết thành vô số giọt nước nhỏ, từ đó hình thành cột nước phun trào lên.
Cá voi tuy sống dưới nước, nhưng lại hô hấp bằng phổi, vì thế chốc chốc chúng phải ngoi lên lấy ôxy trong không khí. Lỗ mũi của cá voi khác với các loài động vật có vú khác -chỉ là một ống hẹp dẫn khí vào phổi, xoang mũi tiêu giảm, khoang lỗ mũi mở ra ở đỉnh đầu giữa hai con mắt. Có một số loài hai lỗ mũi hợp lại làm một.
Lá phổi của cá voi rất lớn, chẳng hạn phổi của cá voi xanh có thể nặng 1.500 kg, trong phổi chứa được 15.000 lít không khí. Dung lượng phổi lớn như vậy rất lợi, giúp con vật tránh được việc phải thường xuyên nổi lên mặt biển để hít thở. Tuy nhiên, thời gian lặn cũng không quá lâu, chỉ sau mười mấy phút là cá voi phải ngoi lên để thay đổi không khí.
Để làm điều này, trước hết nó phải thải ra ngoài một lượng lớn không khí. Vì áp lực trong phổi rất lớn, nên lúc khí phun ra thường kèm theo âm thanh rất to, có lúc giống như tiếng còi tàu hỏa. Luồng khí lúc mạnh có sức bật ra khỏi lỗ mũi, làm bắn cả nước biển lên không trung, nên trên mặt biển xanh thẫm xuất hiện suối phun. Ở vùng biển lạnh giá, không khí của biển lạnh hơn không khí trong phổi, vì vậy không khí ẩm ướt trong phổi thở ra, gặp lạnh, sẽ ngưng đọng lại thành từng hạt nước nhỏ, cũng có thể phun thành cột nước.
Cá voi tuy sống dưới nước, nhưng lại hô hấp bằng phổi, vì thế chốc chốc chúng phải ngoi lên lấy ôxy trong không khí. Lỗ mũi của cá voi khác với các loài động vật có vú khác -chỉ là một ống hẹp dẫn khí vào phổi, xoang mũi tiêu giảm, khoang lỗ mũi mở ra ở đỉnh đầu giữa hai con mắt. Có một số loài hai lỗ mũi hợp lại làm một.
Lá phổi của cá voi rất lớn, chẳng hạn phổi của cá voi xanh có thể nặng 1.500 kg, trong phổi chứa được 15.000 lít không khí. Dung lượng phổi lớn như vậy rất lợi, giúp con vật tránh được việc phải thường xuyên nổi lên mặt biển để hít thở. Tuy nhiên, thời gian lặn cũng không quá lâu, chỉ sau mười mấy phút là cá voi phải ngoi lên để thay đổi không khí.
Để làm điều này, trước hết nó phải thải ra ngoài một lượng lớn không khí. Vì áp lực trong phổi rất lớn, nên lúc khí phun ra thường kèm theo âm thanh rất to, có lúc giống như tiếng còi tàu hỏa. Luồng khí lúc mạnh có sức bật ra khỏi lỗ mũi, làm bắn cả nước biển lên không trung, nên trên mặt biển xanh thẫm xuất hiện suối phun. Ở vùng biển lạnh giá, không khí của biển lạnh hơn không khí trong phổi, vì vậy không khí ẩm ướt trong phổi thở ra, gặp lạnh, sẽ ngưng đọng lại thành từng hạt nước nhỏ, cũng có thể phun thành cột nước.
Độ cao, dạng hình và độ to nhỏ của các cột nước mà các loài cá voi phun lên rất khác nhau. Vòi phun của cá voi xanh có thể cao 9-12 m.
link nè: https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/tai-sao-ca-voi-biet-phun-nuoc-2043269.html