Lúc đó, tôi mới tám tuổi, cái tuổi còn rất nhỏ và hay mơ mộng. Niềm vui to lớn mà tôi đã dành cho bố mẹ tôi vào cái tuổi mới lớn ấy là lần đạt giải ở cuộc thi đàn toàn miền Bắc.
Lúc ấy, tôi đã đi học đàn được khoản hai đến ba năm, đã đánh được những bài khá dài và rất khó. Thầy giáo dạy nhạc của tôi lúc đó – thầy Kim Bình – có vẻ rất quan tâm với tôi. Thầy nói với tôi rằng học đàn không khó lắm đâu, chỉ cần chăm chỉ, tự tin và một chút năng khiếu âm nhạc nữa là được. Tôi học đàn chĩ vì muốn hiểu thêm về một môn nghệ thuật, yêu đời hơn, để giải trí mỗi khi căng thẳng và cũng vì tôi rất yêu đàn từ nhỏ. Tôi yêu những bản nhạc pi-a-nô thánh thót, cô đọng và đầy cảm xúc. Hôm ấy, sau khi tôi đánh thuần thục bản “Hát dưới trời Hà Nội”, thầy nói với tôi: “Thầy sẽ cho con đi thi đàn. Cuộc thi sẽ qua kì sơ khảo và chung khảo. Qua cuộc thi, thầy muốn con tự tin đế biểu diễn trước đám đông. Con thấy thế nào?”. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc mình sẽ được đi thi, nhất là ở một giải lớn như vậy. Điều đó chỉ là ước mơ đối với tôi. Nhưng đó là trước kia, còn vào nhừng lúc ấy, tôi chỉ biết hết mình lao vào tập đàn với mơ ước sẽ đạt giải. Tôi tập một ngày từ hai đến ba tiếng đồng hồ cho thuộc lòng các nốt nhạc. Cũng may lúc đó đang vào hè nên tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi. Ngày nào, thầy cũng đến tập cùng và kiểm tra bài cho tôi. Ông bà, bố mẹ luôn động viên tôi cố gắng. Mẹ còn bồi dưỡng cho tôi nhiều thức ăn ngon – mẹ cứ làm như tôi là người ốm – nên tôi càng quyết tâm hơn. Có nhừng lúc tưởng chừng như tôi đã thuần thục, nhưng đánh lại vẫn bị vấp và tôi lại tập lại. Thầy chọn cho tôi bản nhạc bài “Xe chỉ luồn kim” và bài “Con đường dưới chân anh” — nhạc của bộ phim nổi tiếng “Tây du kí”. Đôi khi tôi mỏi nhừ cả tay, nhưng nghĩ đến niềm vui của bố mẹ, sự tin tưởng của thầy, tôi lại cố gắng. Cứ như vậy rồi ngày thi cũng đến. Tôi mặc chiếc váy sa-tanh hồng, đầu cài chiếc nơ trắng. Trông tôi thật xinh. Vòng thi này chỉ là vòng thi của các thí sinh thuộc thành phố Hà Nội. Nếu qua được, vòng thi sau sẽ là vòng thi toàn miền Bắc. Tôi ngỡ ngàng bước vào hội trường. Tấm rèm xanh được dán hàng chữ trắng nổi bật dưới ánh đèn đủ màu sắc. Cuộc thi đã bắt đầu. Tôi ngồi dưới, chờ đến lượt mình, hồi hộp, lo lắng tới mức mồ hôi cứ túa ra. Cô dẫn chương trình đã giới thiệu “Tiếp theo là em Hoàng Mai Chi – học sinh thầy giáo Kim Bình của Cung thiếu nhi. Em sẽ trình bày bản “Xe chỉ luồn kim” và “Con đường dưới chân anh”. Giật mình, tôi bước lên sân khấu cúi chào, rồi bước đến bên chiếc đàn của mình. Ánh đèn làm tôi hơi lóa mắt. Tôi đánh một cách tự tin bài thi của mình. Hoàn thành bài đầu, bước xuống trống ngực tôi vẫn đập thình thịch. Tôi chờ tới cuối buổi thi. Trong đầu, tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần nếu mình bị loại. Đã tới giờ phút gay cấn nhất. Cô dẫn chương trình thông báo tên những thí sinh lọt vào vòng trong. Ôi! Có cả tên tôi!
Xem thêm: Cảm nhận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-caChao ôi! Tôi thật sung sướng. Thật bất ngờ! Ông, bà, bố, mẹ có biết cho con chăng? Niềm vui ấy còn kéo dài đến mấy ngày sau đó nhưng tôi đã phải lao vào tập đàn ngay, ở vòng hai này, các thí sinh còn giỏi hơn vòng trước rất nhiều, vì vậy tôi phải cô gắng. Thầy hướng dẫn tôi cách hòa âm, phối tiếng, tạo nên cho bản nhạc tâm hồn mới. Hai bản nhạc này tôi thấy đều hay. Bản “Xe chỉ luồn kim” thì nhẹ nhàng, êm dịu, mượt mà, mang âm hưởng đồng quê Việt Nam, còn bản nhạc kia thì dồn dập, lúc trầm lúc bống, diễn tả sự vật và hoạt động của bốn thầy trò trên đường đi lấy kinh. Tôi thực sự thấy vui và hứng thú khi đánh hai bản này. Cuối cùng ngày quan trọng ấy cũng đã đến. Tôi ngồi xem mọi người biểu diễn mà lo lắng vô cùng không biết mình có đánh hay được như thế không. Ông, bà, bố, mẹ tôi cũng động viên tôi, lần thi này cứ coi như là một lần thử sức mình. Tôi hồi hộp lên sân khấu. Khi tôi trình bày xong, không chỉ có những người thân trong gia đinh tôi mà còn có cả nhừng khán giả nhí, nhừng người lớn tuổi lên tặng hoa tôi nữa. Buối chiều, công bố kết quả thi. Song vì quá mệt nên tôi đã ớ nhà. Thầy giáo tội đã gọi điện thông báo tôi đã có giải. Thầy vừa cười vừa nói với tôi: “Ban Giám kháo gọi mãi không thấy thí sinh đâu, thầy đành nhận phần thướng về hộ”. Hôm đó, là một ngày tuyệt vời đối với tôi.