Bài viết số 3 - Văn lớp 11

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Kiều Anh

moi ng ơi, làm hộ vs ạ Bài tập Tất cả

Nguyen
25 tháng 10 2019 lúc 9:47

Câu 1:

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.

Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....

Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi - tác giả của áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo" sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.

Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.

Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.

Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Kiều Anh
25 tháng 10 2019 lúc 0:16

nhanh tay mình với ạ

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen
25 tháng 10 2019 lúc 9:46

Câu 2:

Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn tài hoa, giàu cá tính. Ông đã niệm và theo đuổi suốt đời quan niệm "...mà thầy rằng yêu đẹp có nghĩa là quyết tâm bảo vệ đến cùng những gì mình đã nhận là đẹp". Và trong rât nhiều cái đẹp mà ông cảm khái, theo đuổi ấy ta thấy có cái đẹp ngời sáng giữa cảnh lao tù tăm tối, cái đẹp của lụa trắng tinh bay những nét mực, cái đẹp từ sâu thẳm lòng người. Cái đẹp toát ra từ người tử tù Huấn Cao và Chữ người tử tù.

Trong tác phẩm, Huấn Cao là một con người tự ưọng, sống hiên ngang bất khuất, không có sức mạnh quyền thế, bạc vàng có thể khuất phục ông. Những con người chọc trời khuấy nước, đếm trên đầu ngón tay, người ta cũng chẳng còn biết nữa... Một con người khẳng khái như vậy còn sợ gì cường quyền hay tham gì tiền bạc?

Là người chọc trời khuấy nước, riêng một giang sơn không chịu được triều đình phong kiến ngày càng suy thoái, mục rỗng, Huấn Cao chống lại triều đình ấy. Bị gọi là giặc nhưng là vì nghĩa lớn, vì lí tưởng lớn nên điều đó có hề gì. Đến khi bị bắt giam, sắp lên đoạn đầu đài vẫn coi thường: Đến cái chết cũng chẳng sợ nữa.... Huân Cao có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng ông vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong hứng bình sinh, dù đang bị cầm tù.

Dưới con mắt Huấn Cao, bọn cầm quyền chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc giữa một đống cặn bã. Sau khi viên quản ngục khép nép hỏi ông có cần gì nữa không, ông trả lời như tát vào đối phương: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ cần một điều, là ngươi đừng đặt chân vào đây". Đó là cái khí phách, cái tư thế hiên ngang lồng lộng dù khi đang giữa cái nền xám xịt của ngục tù.

Là con người chọc trời khuấy nước, hiên ngang bất khuất, không sợ bất cứ cái gì nhưng Huấn Cao lại trọng cái bản chất tốt đẹp của con người. Trong phần người sâu thẳm mà đôi khi vì hoàn cảnh, người ta phái giấu kín, việc ông cho chữ và lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của Huân Cao. Lời ấy là tiếng lòng, là tâm huyết của ông: "Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã... ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi".

Ông yêu cái đẹp và cảm thông với người biết yêu cái đẹp. Huấn Cao hiểu được tấm lòng quản ngục thì sẵn sàng cho chữ, bởi ông cảm là cảm cái bản chất thiên lương.

Huấn Cao là người tài hoa rất mực, bên cạnh cầm kì, thi, họa, ông còn có tài viết đẹp, chữ của ông nức cả một vùng, chữ ông đẹp lắm, vuông lắm. Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỉ: Ồng biết cái tài của mình và không vì nó mà ai ông cũng sẵn sàng cho: "Đời ra cũng mới viết có bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn của ta thôi". Và lần cho chữ cuối cùng của đời ông là một ngoại lệ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xảy ra bởi vì cảm với tấm lòng, cho chữ có thể nói là một đoạn rất hay thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân miêu tả, dựng cảnh và thể hiện tài năng của nhân vật Huấn Cao.

Cái cao đẹp đối lập với dơ bẩn. Chơi chữ đẹp, viết chữ đẹp là một nét đẹp cao, trang trọng thường diễn ra trong cảnh thanh khiết của thiên nhiên và người. Song ở đây là cả một sự đối lập. Tuy nhiên, đối lập mà không có gì mâu thuẫn cả. Lấn át tất cả cái dơ dáy hôi hám của tù ngục, ánh sáng của đuốc, mùi thơm của mực, màu trắng của lụa, đã tỏa sáng lung linh. Tất cả thể hiện nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết bởi một người cũng sắp chết (một tử tù). Lời khuyên của Huấn Cao cho cái đẹp không thể còng sống với cái ác được.

Nhân vật Huấn Cao như nhiều nhân vật chính diện khác trong Vang bóng một thời nhất thiết là con người tài hoa. Ở Huân Cao, bên cạnh tài hoa, có vẻ khí phách của một người có trách nhiệm đối với thời cuộc. Đó là nét độc của Huân Cao so với nhân vật khác trong Vang bóng một thời.

Ngôn ngữ văn xuôi điêu luyện, nghệ thuật miêu tả tinh nhạy của Nguyễn Tuân đã toát lên không khí một thời đã qua. Nhân vật Huân Cao, con người khí phách tài hoa có trách nhiệm cao đốì với đất nước. Nó cũng là sự giải bày nỗi khát khao theo đuổi một lí tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi bước chân vào đời. (Trương Chính).

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
25 tháng 10 2019 lúc 12:00

I. Mở bài
- Giới thiệu hình tượng nhân vật trung tâm trong Vang bóng một thời của tác giả tài hoa Nguyễn Tuân: Những nho sĩ cuối mùa tuy thất thế nhưng vẫn giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn

- Huấn Cao trong Chữ người tử tù (in trong VBMT) là một trong số đó. Hiện lên trong tác phẩm là một con người mang tài hoa, khí phách và thiên lương



II. Thân bài
1. Huấn Cao- người nghệ sĩ tài ba

- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

- Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa Quản ngục và thơ lại:

+ Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”



- Tài năng ấy được thể hiện qua thái độ sùng kính của Quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm…có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời

- Sự tài hoa thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”

⇒ Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp

2. Huấn Cao – con người của khí phách hiên ngang, bất khuất

- Khí phách hiên ngang thể hiện trong cuộc nói chuyện của quản ngục:

+ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”

+ coi nhà tù thực dân như chốn không người, “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”, có tài bẻ khóa vượt ngục

+ “văn võ kiêm toàn”

⇒ lí tưởng sống cao đẹp, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ.

- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.


- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:

⇒ khí phách, tiết tháo của nhà Nho

- Khí phách thể hiện qua thái độ thán phụccủa quản ngục và thầy thơ lại

- Khí phách thể hiện qua thái độ của bọn lính: kiêng nể “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”



- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

⇒ phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”.

⇒ Không khuất phục trước cường quyền.

⇒ khí phách của một người anh hùng.

3. Huấn Cao – người mang thiên lương đáng trọng

- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.

- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân



- Khi biết tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

- Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”

⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

⇒ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

4. Sự thống nhất của tài hoa, khí phách, thiên lương làm nên cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

- Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục tối tăm ⇒ kết tinh cho tài hoa, khí phách, thiên lương

- thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao

- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo

- Nghệ thuật tương phản đối lập

- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình.

III. Kết bài
- Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao

- Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về nhân vật: Huấn Cao là một tấm gương về vẻ đẹp toàn tài con người hôm nay hướng tới

Khách vãng lai đã xóa
Takahashi Eriko Mie
25 tháng 10 2019 lúc 13:23

Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn tài hoa, giàu cá tính. Ông đã niệm và theo đuổi suốt đời quan niệm "...mà thầy rằng yêu đẹp có nghĩa là quyết tâm bảo vệ đến cùng những gì mình đã nhận là đẹp". Và trong rât nhiều cái đẹp mà ông cảm khái, theo đuổi ấy ta thấy có cái đẹp ngời sáng giữa cảnh lao tù tăm tối, cái đẹp của lụa trắng tinh bay những nét mực, cái đẹp từ sâu thẳm lòng người. Cái đẹp toát ra từ người tử tù Huấn Cao và Chữ người tử tù.

Trong tác phẩm, Huấn Cao là một con người tự ưọng, sống hiên ngang bất khuất, không có sức mạnh quyền thế, bạc vàng có thể khuất phục ông. Những con người chọc trời khuấy nước, đếm trên đầu ngón tay, người ta cũng chẳng còn biết nữa... Một con người khẳng khái như vậy còn sợ gì cường quyền hay tham gì tiền bạc?

Là người chọc trời khuấy nước, riêng một giang sơn không chịu được triều đình phong kiến ngày càng suy thoái, mục rỗng, Huấn Cao chống lại triều đình ấy. Bị gọi là giặc nhưng là vì nghĩa lớn, vì lí tưởng lớn nên điều đó có hề gì. Đến khi bị bắt giam, sắp lên đoạn đầu đài vẫn coi thường: Đến cái chết cũng chẳng sợ nữa.... Huân Cao có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng ông vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong hứng bình sinh, dù đang bị cầm tù.

Dưới con mắt Huấn Cao, bọn cầm quyền chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc giữa một đống cặn bã. Sau khi viên quản ngục khép nép hỏi ông có cần gì nữa không, ông trả lời như tát vào đối phương: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ cần một điều, là ngươi đừng đặt chân vào đây". Đó là cái khí phách, cái tư thế hiên ngang lồng lộng dù khi đang giữa cái nền xám xịt của ngục tù.

Là con người chọc trời khuấy nước, hiên ngang bất khuất, không sợ bất cứ cái gì nhưng Huấn Cao lại trọng cái bản chất tốt đẹp của con người. Trong phần người sâu thẳm mà đôi khi vì hoàn cảnh, người ta phái giấu kín, việc ông cho chữ và lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của Huân Cao. Lời ấy là tiếng lòng, là tâm huyết của ông: "Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã... ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi".

Ông yêu cái đẹp và cảm thông với người biết yêu cái đẹp. Huấn Cao hiểu được tấm lòng quản ngục thì sẵn sàng cho chữ, bởi ông cảm là cảm cái bản chất thiên lương.

Huấn Cao là người tài hoa rất mực, bên cạnh cầm kì, thi, họa, ông còn có tài viết đẹp, chữ của ông nức cả một vùng, chữ ông đẹp lắm, vuông lắm. Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỉ: Ồng biết cái tài của mình và không vì nó mà ai ông cũng sẵn sàng cho: "Đời ra cũng mới viết có bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn của ta thôi". Và lần cho chữ cuối cùng của đời ông là một ngoại lệ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xảy ra bởi vì cảm với tấm lòng, cho chữ có thể nói là một đoạn rất hay thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân miêu tả, dựng cảnh và thể hiện tài năng của nhân vật Huấn Cao.

Cái cao đẹp đối lập với dơ bẩn. Chơi chữ đẹp, viết chữ đẹp là một nét đẹp cao, trang trọng thường diễn ra trong cảnh thanh khiết của thiên nhiên và người. Song ở đây là cả một sự đối lập. Tuy nhiên, đối lập mà không có gì mâu thuẫn cả. Lấn át tất cả cái dơ dáy hôi hám của tù ngục, ánh sáng của đuốc, mùi thơm của mực, màu trắng của lụa, đã tỏa sáng lung linh. Tất cả thể hiện nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết bởi một người cũng sắp chết (một tử tù). Lời khuyên của Huấn Cao cho cái đẹp không thể còng sống với cái ác được.

Nhân vật Huấn Cao như nhiều nhân vật chính diện khác trong Vang bóng một thời nhất thiết là con người tài hoa. Ở Huân Cao, bên cạnh tài hoa, có vẻ khí phách của một người có trách nhiệm đối với thời cuộc. Đó là nét độc của Huân Cao so với nhân vật khác trong Vang bóng một thời.

Ngôn ngữ văn xuôi điêu luyện, nghệ thuật miêu tả tinh nhạy của Nguyễn Tuân đã toát lên không khí một thời đã qua. Nhân vật Huân Cao, con người khí phách tài hoa có trách nhiệm cao đốì với đất nước. Nó cũng là sự giải bày nỗi khát khao theo đuổi một lí tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi bước chân vào đời. (Trương Chính).

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Kiều Anh
25 tháng 10 2019 lúc 21:00

làm học đọc hiểu vs ạ moi ng oi

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
cao quốc khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết
Ánh Dương
Xem chi tiết
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Phạm Lợi
Xem chi tiết
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Kim luyến Trần
Xem chi tiết
Hào Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Ngọc Nga
Xem chi tiết