Câu 1 . Đến thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế
A. phát triển nhất châu Âu. B. chậm phát triển.
C. nông nghiệp lạc hậu. D. nửa thuộc đia, nửa phong kiến.
Câu 2. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Anh trước cách mạng
A. Sự thâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp. B. Máy móc sử dụng phổ biến.
C. Sự xuất hiện các công trường thủ công. D. Phân bón hóa học sử dụng phổ biến.
Câu 3. Địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?
A. Tăng lữ. B. Địa chủ mới. C. Tư sản công nghiệp. D. Qúy tộc mới.
Câu 4. Mâu thuẫn xã hội nảy sinh ở Anh trước khi cách mạng bùng nổ?
A. Mâu thuẫn giữa nông đân với quý tộc địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, tư sản với các thế lực phong kiến phản động.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc mới.
D. Mâu thuẫn giữa quý tộc, địa chủ với tư sản.
Câu 5. Vì sao vua Sác-lơ I phải triệu tập Quốc hội (4/1640)?
A. Cấm giai cấp tư sản tự do kinh doanh.
B. Tăng thuế để có tiền đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len.
C. Cần tiền xây dựng cung điện mới.
D. Đề nghị Quốc hội tuyên chiến với Xcốt-len.
Câu 6. Sự chống đối giữa các thế lực nào làm bùng nổ cuộc nội chiến ở Anh thế kỉ XVII?
A. Vua Sác-lơ I với quý tộc mới. B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội.
C. Qúy tộc mới với nông dân. D. Tư sản với địa chủ phong kiến.
Câu 7. Nội chiến giữa vua Sác-lơ I và Quốc hội diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. 1640 - 1642. B. 1642 - 1648. C. 1640 - 1648. D. 1642 - 1653.
Câu 8. Sự kiện nào đánh giá cách mạng tư sản Anh đạt tới đỉnh cao?
A. Năm 1648, cuộc nội chiến kết thúc.
B. Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
C. Năm 1649, vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa.
D. Năm 1653, nền độc tài quân sự thiết lập.
Câu 9. Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước
A. Cộng hòa. B. Độc tài quân sự. C. Quân chủ lập hiến. D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 10. Chế độ độc tài quân sự ở Anh được thiết lập vào thời gian nào? Do ai đứng đầu?
A. Năm 1649, do Sác-lơ I đứng đầu. B. Năm 1660, do Sác-lơ III đứng đầu.
C. Năm 1689, do Vin-hem Ô-ran-giơ đứng đầu. D. Năm 1653, do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.
Phân tích sự phát triển và vai trò của Nho giáo đối với nhà nước phong kiến Việt Nam trong thế kỷ X đến thế kỷ XV .Xã hội Việt Nam hiện nay có cần phát huy những yếu tố tích cực của nho giáo không? Tại sao?
Câu 31. Trước cách mạng, mâu thuẫn xã hội cơ bản ở Pháp là
A. mâu thuẫn giữa tăng lữ, quí tộc với đẳng cấp thứ ba.
B. mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.
C. mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 với đẳng cấp tăng lữ.
D. mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
Câu 32. Trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã tấn công vào chế độ
A. Phong kiến.
B. Tư sản.
C. Giáo hội.
D. Chiếm nô.
Câu 33. Vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp (5/5/1789) với mục đích gì?
A. Vay tiền và ban hành thêm thuế mới.
B. Xóa nợ cho nông dân.
C. Tăng thêm quyền lực cho vua.
D. Khuyến khích tư sản phát triển công nghiệp.
Câu 34. Khi Quốc hội lập hiến thành lập, vua Lu-i XVI đã phản ứng như thế nào?
A. Nhượng bộ giai cấp tư sản.
B. Đồng ý thoái vị.
C. Chuẩn bị tấn công Đẳng cấp thứ ba.
D. Nhờ sự giúp đỡ của Áo.
Câu 35. Sự kiện phá ngục Ba-xti (14/7/1789), sau này trở thành ngày gì của nước Pháp?
A. Ngày Quốc khánh.
B. Chế độ phong kiến sụp đổ.
C. Đánh thắng liên minh phong kiến Áo-Phổ.
D. Nền cộng hòa được thiết lập.
Câu 36. Sau ngày 14/7/1789, lực lượng nào nắm quyền ở Pháp
A. Tư sản công thương.
B. Qúy tộc mới.
C. Đại tư sản tài chính.
D. Tư sản vừa và nhỏ.
Câu 37. Chính sách tiến bộ nhất của phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp là
A. Tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
B. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
C. Thông qua hiến pháp mới, xác định chế độ quân chủ lập hiến cho nước pháp.
D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu.
Câu 38. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8/1789) ở Pháp với khẩu hiệu
A. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
B. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
C. Tự do - Cơm áo - Hòa bình.
D. Quyền lực thuộc về nhân dân.
Câu 39. Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?
A. Chỉ phục vụ cho quyền lực giai cấp tư sản.
B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.
C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ phong kiến.
D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.
Câu 40. Nước nào đã đem quân giúp vua Lu-i XVI chống phá cách mạng?
A. Áo - Phổ.
B. Áo - Bỉ.
C. Anh - Đức.
D. Phổ - Hà Lan.
Câu 3: Tại sao nói thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp?
1)nét nổi bật nhất của các triều đại phong kiến việt nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV?
2)nêu điểm giống nhau và khác nhau của 2 khái niệm (săn bắt hái lượm và săn bắn hái lượm)?
3)trình bày mục đích giáo dục của các triều đại phong kiến việt nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV?
Câu 11. Sau năm 1688, thể chế chính trị nào được thiết lập ở Anh?
A. Cộng hòa.
B. Độc tài quân sự.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 12. Cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào?
A. Nội chiến.
B . Nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Bạo động của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.
Câu 13. Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, Anh đã thiết lập được bao nhiêu thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A. 12.
B. 13.
C. 14.
D. 15.
Câu 14. Đến giữa thế kỉ XVIII, kinh tế của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ phát triển theo hướng nào?
A. Phong kiến.
B. Tư bản chủ nghĩa.
C. Nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 15. Tại sao chính phủ Anh kìm hãm sự phát triển kinh tế Bắc Mĩ?
A. Sợ người thuộc địa chiếm chính quyền của Anh.
B. Sợ Bắc Mĩ không chịu nộp thuế.
C. Sợ nô lệ da đen nổi dậy.
D. Sợ công nghiệp chính quốc bị cạnh tranh.
Câu 16. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa
A. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất.
B. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài.
C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc.
Câu 17. Năm 1773 ở Bắc Mĩ đã diễn ra sự kiện gì?
A. Nhân dân thuộc địa họp Đại hội ở Phi-la-đen phi-a.
B. Nhân dân Bô-xtơn tấn công tàu chở chè của Anh.
C. Chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và thuộc địa.
D. Anh giảm thuế cho các thuộc địa.
Câu 18. Tại Đại hội lục địa lần thứ nhất (9/1774), các đại biểu yêu cầu vua Anh vấn đề gì?
A. Rút quân khỏi Bắc Mĩ.
B. Bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ.
C. Bỏ chính sách thuế khóa ở Bắc Mĩ .
D. Trao trả nền độc lập cho Bắc Mĩ.
Câu 19. Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ vào thời gian nào?
A. Tháng 4 - 1775.
B. Tháng 7 - 1776.
C. Tháng 5 - 1775.
D. Tháng 7 - 1767.
Câu 20. Tổng chi huy quân đội thuộc địa là
A. G. Oa-sinh-tơn.
B. G. Bush.
C. A. Lin-côn.
D. Giép-phơ-sơn.
Câu 41. Sau ngày 10-8-1792, phái nào lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp
A. Phái Lập hiến.
B. Phái Bảo hoàng.
C. Phái Gia-cô-banh.
D. Phái Gi-rông-đanh.
Câu 42. Tháng 6/1793, phái nào lên nắm chính quyền ở Pháp?
A. Phái lập hiến.
B. Phái Bảo hoàng.
C. Phái Gia-cô-banh.
D. Phái Gi-rông-đanh.
Câu 43. Hiến pháp 1793 của Pháp tuyên bố xóa bỏ điều gì?
A. Sự bất bình đẳng về đẳng cấp.
B. Quyền tự do dân chủ.
C. Chế độ tư hữu.
D. Quyền tự do dân chủ và bất bình đẳng về đẳng cấp.
Câu 44. Nội dung nào sau đây không nằm trong Hiến pháp năm 1793 của nước Pháp
A. Tuyên bố chế độ cộng hòa.
B. Mọi đặc quyền thuộc về phong kiến.
C. Ban bố quyền tự do dân chủ.
D. Xóa bỏ bất bình đẳng về đẳng cấp.
Câu 45. Để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên những người Gia-cô-banh quan tâm giải quyết là gì?
A. Kiên quyết trừng trị bọn nội phản.
B. Ban hành ngay Hiến pháp mới.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.
Câu 46. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh?
A. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.
B. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền.
C. Chỉ lo củng cố quyền lực.
D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.
Câu 47. Lực lượng đóng vai trò quyết định đưa cách mạng Pháp đến thành công là
A. công nhân.
B. tư sản.
C. nông dân.
D. quần chúng nhân dân.
Câu 48. Yếu tố nào là cơ bản chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.
D. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
Câu 49. Cuộc cách mạng tư sản nào ở Châu Âu có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản?
A. Cách mạng tư sản Anh.
B. Cách mạng tư sản Pháp.
C. Đấu tranh thống nhất nước Đức.
D. Nội chiến ở Mĩ.
Câu 50. Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là
A. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp.
B. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.
C. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.
D. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng.
Những giai đoạn lịch sử của các vương quốc Đông Nam Á từ khi xuất hiện nhà nước đến giữa thế kỉ XIX ( bằng sơ đồ tư duy )
- Câu này khó quá, mình không làm được, các bạn giúp mình nhé
Cho biết: thời gian hình thành , kinh tế ,chính trị, xã hội, thời gian kết thúc của Châu Á và Châu Âu?