Câu 7: Câu văn: "Ông gọi là bông thì tụi nhỏ không được gọi hoa, ông nói hoa là hoa hồng hoa huệ gì đó, còn mồng gà, vạn thọ hay sao nhái thì phải kêu bằng bông, cũng như núm mối mà cử học đòi nấm mối, cái thứ dân dã, mọc vườn hoang phải kêu sao cho dân dã, dễ nghe" nói lên tập quán nào của
người Việt:
A. Sử dụng từ địa phương
B.Thích sử dụng từ lai tạp.
C.Phát âm sai chính tả
D.Cả ba đáp án trên
Giúp mình trả lời câu hỏi này với!
do phải bán mình chuộc cha nên thúy kiều phải trao duyên cho thúy vân nhưng tại sao nàng lại khóc ,lại tự nhận lỗi về mình "thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây", tiếng khóc ấy thể hiện vể đẹp nào của người con gái họ vương.
Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về bản thân là do sự xuất hiện của mạng xã hội cùng các công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy nhiên, thực tế, căn bệnh “ái kỷ” này có thể nảy sinh từ rất sớm. Một giả thuyết được đưa ra, cho rằng sự thiếu vắng tình thương yêu của bố mẹ có thể khiến cho trẻ tự an ủi bản thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và đòi hỏi nhận được đối xử đặc biệt. Một giả thuyết khác lại cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá quá cao con mình, khiến đứa trẻ nảy sinh lòng tự kiêu.
Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích so sánh tính xác thực của hai giả thuyết nêu trên. Các chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mỹ và Hà Lan trong vòng 18 tháng. Kết quả cho thấy, việc cha mẹ đánh giá quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực nhiều hơn.
Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi của chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa. Tự yêu bản thân thực chất là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm trọng…
( Trẻ mắc bệnh “ Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều)
Câu 1: Theo tác giả, trẻ em ngày nay mắc bệnh ái kỷ là do đâu ? (0.5đ)
Câu 2: Dựa vào văn bản, anh chị hãy nêu ngắn gọn hậu quả của bệnh ái kỷ? (0.5đ)
Câu 3: Theo anh chị bệnh ái kỷ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào khác ? (1.0đ)
Câu 4: Từ những hậu quả nghiêm trọng của bệnh ái kỷ, em hãy đưa ra những giải pháp để hạn chế căn bệnh này. (2.0đ)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(...) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là “xin lỗi”. Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiên đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đêu xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ… Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn...
(Theo Báo Vietnam.net)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3: Theo tác giả, lời xin lỗi được dùng khi nào?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm "Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lầm lớn nhất"? Vì sao?
Câu 5: Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống?
Bài tâp 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“...Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn ......................................................
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa...” ( Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm) a. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã mượn những chất liệu dân gian nào trong bài thơ Đất nước?
b. Chỉ ra tác dụng của việc mượn chất liệu dân gian đó?
Bài tập 2: So sánh hai nền văn học dân gian và văn học viết dựa vào các tiêu chí: Thời gian ra đời,đặc trưng, thể loại, hình thức lưu truyền, vị trí- vai trò.
Nếu chọn một hình ảnh để so sánh với hi vọng, anh/ chị sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao?
Xin chào mọi người,mình trở lại sau những chuỗi ngày ôn thi vào lớp 10 rồi nè :))) Nhân tiện việc thi vào lớp 10 đã kết thúc và có vẻ hầu hết mọi người đã biết điểm rồi.Vậy,mọi người thi làm bài có được không?Tính điểm được bao nhiêu? Mình thì đã biết điểm rồi,một con số ngoài mong đợi :DD Vậy,mọi người có cảm nghĩ gì khi thi xong và đã biết điểm thi?Hãy viết một dòng suy nghĩ của các bạn nhé.Mình xin cảm ơn
Sau khi Abraham Lincoln được nhân dân cả nước bầu lên làm Tổng thống, ông đã xóa bỏ chế độ nô lệ, mang lại công bằng, tự do cho hàng triệu người dân ở Mỹ.
Tuy nhiên, những người chống đối ông vì lợi ích cá nhân đã không cam chịu, nên họ muốn khơi dậy một cuộc nội chiến. Một số viên chức nhà nước thấy vậy rất hoang mang, họ tìm đến Tổng thống Abraham Lincoln vừa mới nhận chức, phàn nàn ông vì đã để diễn ra cuộc nội chiến này.
Đáp lại những lời kêu ca trên, Tổng thống kể cho họ nghe câu chuyện sau đây:
- Có một người đàn ông nọ trở về nhà trong đêm mưa bão. Ông ta phải lội qua suối nhưng vì trời tối nên chẳng thấy đường. Rồi tia chớp lóe lên trong giây lát soi rõ lối cho ông. Tuy nhiên, theo sau tia chớp là tiếng sấm rền và rồi người đàn ông chỉ biết loay hoay đứng bên bờ suối than trời trách đất tại sao lại có tiếng sấm rền mà không chịu tiếp tục lội qua bờ suối để về nhà.
Kể đến đây, Abraham Lincoln nhìn những viên chức kia và hỏi:
- Theo quý vị, người đàn ông ấy làm như vậy liệu có về được tới nhà không?
Bấy giờ các viên chức mới hiểu Tổng thống cần giải pháp thực tế chứ không phải những lời phàn nàn. Đến đây, Lincoln nói tiếp:
- Giống như con gà trống và mặt trời, dù cho gà trống cất tiếng gáy báo hiệu bình minh nhưng chỉ có mặt trời mới xóa tan màn đêm, mang ánh sáng cho muôn loài, chọn gà trống hay chọn mặt trời là tùy quý vị
1. Các viên chức đến thăm Lincoln với mục đích gì?
2. Vì sao Lincoln lại kể câu chuyện trên cho họ?
3.Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh chị
4. Tác hại của việc thường xuyên than thở, phàn nàn là gì?
Một câu chuyện được tóm lược như sau:
“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.
( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43)
Trình bày suy nghĩ ( khoảng hai trang giấy thi) về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Mọi người giúp em bài này được không ạ. Em cảm ơn nhiều ☺☺
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
" Em hóa đá ở trong truyền thuyết. Cho bao cô gái sau em. Không còn phải hóa đá trong đời. Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người. Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc. Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc. Vó ngựa Triệu Đà vẫn còn đau đến hôm nay"
Câu 1: Câu thơ : Em hóa đá ở trong truyền thuyết liện tưởng đến chi tiết nào trong truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy? "Em" là nhân vật nào trong truyền thuyết
Câu 2: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn thơ trên? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuậ đó
Câu 3: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về 2 câu thơ :" Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người. Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc."