Mài nhẵn bề mặt của một miếng chì và một miếng đồng rồi ép chặt chúng với nhau. Sau một thời gian có thể thấy ở bề mặt miếng đồng có chì, ở bề mặt miếng chì có đồng. Hãy giải thích tại sao?
Câu 15: (2,0 điểm) Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,15kg được đun nóng tới nhiệt độ 100°C vào một cốc nước ở nhiệt độ 20°C. Sau một thời gian nhiệt độ của miếng đồng và của nước đều bằng 30°C. Tính khối lượng của nước, coi như chỉ có miếng đồng và nước truyền nhiệt cho nhau.
Câu 15: (2,0 điểm) Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,15kg được đun nóng tới nhiệt độ 100°C vào một cốc nước ở nhiệt độ 20°C. Sau một thời gian nhiệt độ của miếng đồng và của nước đều bằng 30°C. Tính khối lượng của nước, coi như chỉ có miếng đồng và nước truyền nhiệt cho nhau.
Thả một miếng gỗ có thể tích 30cm3 vào chậu nước. Miếng gỗ nổi lên mặt nước, phần nổi và phần chìm của miếng gỗ có thể tích bằng nhau. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng gỗ là...N
phần nhiệt học sẽ nâng cấp gồm lv1->lv12
bắt đầu lv9:Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 170g chứa 50g nước ở nhiệt độ 14oC. Người ta bỏ vào nhiệt lượng kế một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng là 50g ở nhiệt độ 136oC, nhiệt độ sau khi cân bằng nhiệt là 180C. Tính khối lượng của chì và kẽm trong miếng hợp kim? Biết nhiệt dung riêng của chì, kẽm, đồng và nước lần lượt là Cch = 130J/Kg.K, Ck = 210J/Kg.K, Cđ = 380J/Kg.K, Cn = 4200J/Kg.K. (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài)
Câu 1: Trong chân không một miếng đồng được nung nóng có thể truyền nhiệt cho một miếng đồng không được nung nóng
A. Chỉ bằng bức xạ nhiệt. C. Chỉ bằng bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.
B. Chỉ bằng bức xạ nhiệt và đối lưu D. Bằng bức xạ nhiệt, dẫn nhiệt và đối lưu
Câu 2: Mặt trời truyền nhiệt đến Trái Đất bằng cách :
A. Đối lưu của không khí. C. Phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
B. Truyền nhiệt trong không khí. D. Cả ba cách trên.
Câu 3: Khi nén không khí trong một chiếc bơm xe đạp thì
A. Khối lượng các phân tử không khí giảm.
B. Kích thước các phân tử không khí giảm.
C. Số phân tử không khí trong bơm giảm.
D. Khoảng cách giữa các phân tử không khí giảm.
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt bởi vì:
A. Phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động.
B. Vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ.
C. Chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật.
D. Chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt học.
Trọng lượng của một miếng gỗ = 18N và của 1 miếng đồng ở trong k.khí = 53,4 N. Buộc chặt 2 miếng vào nhau và treo vào 1 cân đòn rồi thả vào nước thì cân chỉ trọng lượng P' = 35,4 N.
a) Xác định khối lượng riêng của miếng gỗ biết klr của đồng = 8900 kg/m3, của nước = 1000 kg/m3
b) Khi nhúng hai vật vào trong 1 chất lỏng có \(D_0\) người ta thấy cân chỉ giá trị = 0. Tính \(D_0\) ?
thả 1 miếng đồng có khối lượng 0,25 kg ở 120 độ C vào 1 cốc nước ở 25 độ C. sau 1 thời gian, nhiệt độ của miếng đồng và nước đều bằng 35 độ C.
a, tính nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra?
b, Tính khối lượng của nước? coi như có miếng đồng và nước truyền nhiệt cho nhau. biết cđồng = 380 J/kg . K, c nước = 4200J/kg. K