Bài 57: Đa dạng sinh học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thế Huân

Bài tập Sinh họcmấy bạn giúp mình nha (灬♥ω♥灬)

Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 16:36

5. Vai trò của lớp chim:

Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh

Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 16:29

1. Cóc nhà.

Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 16:30

Câu 2:

۞ Khác nhau :

* Ếch :
+Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất).
+ nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha

* Thằn lằn
+Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất), xuất hiện vách hụt.
+ nên máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.

Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 16:35

4. Cánh của nhóm chim bay phát triển hơn so với nhóm chim bơi và chóm chim chạy.

Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 16:38

Bộ răng của thú ăn sâu bọ: các răng đều nhọn.

Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 16:41

7. Bán cầu đại não lớn hơn, tiểu não có nhiều nếp nhăn.

Bán cầu não phát triển là trung tâm hình thành là lưu giữ các phản xạ có điều kiện . Vì vậy thỏ có tập tính phong phú hơn các động vật có xương sống khác.

Tiểu não lớn hơn có nhiều nếp nhăn giúp thỏ phối hợp, điều hòa các cử động phức tạp.

Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 16:45

13. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài:

- Da khô, có vảy sừng bao bọc →→ giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài →→ phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt →→ bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu →→ bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân, đuôi dài →→ động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt →→ tham gia di chuyển trên cạn

Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 16:51

15. Động vật nước ta đa dạng và phong phú, vì:

- Nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa có đầy đủ gió và độ ẩm, tạo điều kiện cho giới thực vật nước ta phát triển => động vật phát triển.

- Nước ta nằm ven biển Đông và có đường bờ biển tương đối dài nên phong phú động vật biển.

- Nước ta có 3/4 lãnh thổ là rừng núi nên động vật rừng cũng phong phú không kém.

- Nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, nhận nhiều chế độ khí hậu khác nhau nên quần tụ được nhiều loài động vật có nguồn gốc từ nhiều vùng khác nhau.

Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 16:32

Câu 3:

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục của thuyết "đòn tấn công kép" hủy diệt loài khủng long đó là loạt các vụ phun trào núi lửa quy mô lớn, theo sau là cú đánh của thiên thạch khổng lồ.

"Chúng tôi đã xác minh được rằng sự tuyệt chủng hàng loạt động vật vào cuối kỷ Phấn Trắng là do sự kết hợp của hoạt động núi lửa và sự sụp đổ thiên thạch, trong đó gây ra một kiều "đòn tấn công kép" vào lũ khủng long", — chuyên gia Sierra Petersen từ Đại học Tổng hợp bang Michigan tại Ann Arbor (Hoa Kỳ) nhận định.

Vụ phun xuất thải vào bầu khí quyển vô số các hợp chất dễ bay hơi nguy hiểm, bắt đầu 250.000 năm trước vụ rơi thiên thạch Chicxulub và kéo dài nửa triệu năm sau đó.

Nguyen nhan thuc su khien loai Khung Long tuyet chung - Anh 1

Ảnh minh họa.

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn không ngừng tranh luận nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng: va chạm thiên thạch, biến đổi khí hậu, hay là một sự kết hợp của nhiều thảm họa khác nhau.

Trước đó, một nhóm các chuyên gia hàng đầu về khủng long từ Anh, Mỹ và Canada cũng thực hiện nghiên cứu về sự diệt vong của loài khủng long.

Steve Brusatte, một tiến sĩ của Đại học Edinburgh, Anh, cho hay mực nước biển dâng và núi lửa hoạt động là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tuyệt chủng của nhiều loài động vật, bao gồm khủng long. Có thể chúng vẫn tồn tại tới ngày nay nếu thiên thạch đâm trúng Trái đất sớm hoặc muộn vài triệu năm.

Tiến sỹ Steve Brusatte thuộc Đại học Khoa học Địa lý, Đại học Edinburgh cho biết: "Những con khủng long là nạn nhân của sự đen đủi chồng chất.

Xui xẻo cho chúng vì Trái Đất đã va chạm mạnh với một thiên thạch, và càng xui xẻo hơn nữa khi việc này diễn ra vào đúng thời điểm tồi tệ nhất có thể, khi hệ sinh thái của khủng long đang ở trạng thái dễ bị tổn thương."

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biological Reviews, nếu vụ va chạm thiên thạch xảy ra trước đó khoảng vài triệu năm, khi số lượng các loài khủng long đa dạng hơn và chuỗi thức ăn dồi dào hơn thì chúng đã có thể sống sót.

Cũng tương tự như vậy, nếu vụ va chạm xảy ra muộn hơn, khi nhiều loài khủng long mới đã có cơ hội tiến hóa thì chúng sẽ thoát khỏi nạn tuyệt chủng.

Tuy nhiên, thực tế là khi thiên thạch rơi xuống Trái đất - gây ra sóng thần, động đất, cháy rừng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và những biến động môi trường khác thì vương quốc khủng long vốn đã suy yếu đã bị quét sạch từ loài này sang loài khác.

Như vậy, nguyên nhân khiến loài khủng long tuyệt chủng là tổng những thảm họa tự nhiên mà không chỉ loài này mà còn rất nhiều loài khác phải hứng chịu.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thắm
Xem chi tiết
nguyễn mỹ quyên
Xem chi tiết
Ma Ngọc Châu
Xem chi tiết
Trần Mai
Xem chi tiết
khiêmbadboy
Xem chi tiết
nguyen thi thuy le
Xem chi tiết
Trần Cường
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết