Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ -một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm ,thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng ,cao quý .Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con .Con là niềm tin ,là hạnh phúc ,là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ .Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân ,cách mạng .Hai câu này , có hai từ mặt trời .Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống ,nguồn hạnh phúc của mẹ .Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con .Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn ,mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà -ôi cũng hết sức bình dik ,một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có câu thơ ẩn chứa một hình ảnh ẩn dụ thật độc đáo: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
“Mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng đem ánh sáng nuôi sống muôn loài trên trái đất.
Còn "Mặt trời" trong câu thơ thứ hai chính là em bé trên lưng mẹ. Em bé là mặt trời của mẹ cũng giống như mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng vô cùng cần thiết đối với muôn loài vậy. Đó là một ẩn dụ độc đáo.
ở đây, Cu tai, đứa con tuy còn nhỏ đang nằm trên lưng mẹ nhưng là linh hồn của người mẹ Tà Ôi. Đứa con là nguồn sống, là nguồn động viên lớn lao đối với người mẹ, là ánh sáng của đời mẹ, đem lại cho người mẹ tất cả bao hy vọng ước mơ và sức mạnh vượt gian nan, cực nhọc nguy hiểm, làm cho người mẹ có một nghị lực phi thường tìm đến với cách mạng, phát rẫy, trỉa bắp, nuôi con, nuôi bộ đội, phục vụ kháng chiến….
Nguyễn Khoa Điềm đã dùng hình ảnh mặt trời để so sánh ngầm, coi đứa con là mặt trời trong tâm hồn của người mẹ. Đây cũng là một ẩn dụ độc đáo mới lạ đã thể hiện được tình cảm, sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con, là tấm lòng của người mẹ, là tình mẹ đối với con, là niềm hạnh phúc của người mẹ được sống vì con..
Đó là một ẩn dụ tạo nên sự thành công của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
Nhà thơ Viễn Phương cũng đã dùng hình ảnh mặt trời nhưng là để ngầm so sánh với Bác Hồ với ý nghĩa là để ca ngợi Bác Hồ là con người vô cùng vĩ đại, có công lao to lớn, Bác là “mặt trời”đem lại ánh sáng độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam vừa nhằm thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng, sự biết ơn vô hạn của nhân dân Việt Nam đối với Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
(Viễn Phương)
Cũng dùng hình ảnh mặt trời để diễn đạt cảm xúc suy nghĩ của mình nhưng hai nhà thơ đã khai thác ở hai nghĩa ẩn dụ khác nhau rất tinh tế. Như vậy, nhờ cách dùng ẩn dụ khác nhau của các tác giả mà đã tạo cho vốn từ vựng có thêm nhiều nét nghĩa khác nhau vô cùng phong phú.
… Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
… Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng…
Đây là khúc hát ru thứ hai trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Hai câu thơ sau ba lần vang lên trong bài thơ; điệp khúc ấy là tiếng vỗ về yêu thương em Cu Tai:
“Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”.
Người mẹ Tà-ôi vừa địu con, vừa làm rẫy tỉa bắp. Núi Ka-lưi hùng vĩ thuộc dãy Trường Sơn, ở miền Tây hai tỉnh Trị – Thiên. Một so sánh tương phản: “lưng núi thì to”, ' “lưng mẹ thì nhỏ” nhằm ca ngợi đức tính cần cù, tần tảo, đảm đang của người mẹ nghèo, người dân tộc:
“Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.
Mẹ vất vả tỉa bắp nuôi con để phục vụ kháng chiến. Tình thương của mẹ bao la :
“Mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói”
Như một lời nhắc khẽ vỗ về. Như một tiếng nói hồn hậu, cảm thông: “Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”…
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân tộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:
“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.
Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.
– Tác giả dùng biện pháp tu từ ẩn dụ ở câu thơ thứ hai: ” Mặt trời của mẹ, thì nằm trên lưng”
– Từ ” mặt trời ” chỉ em bé trên lưng mẹ đã thể hiện được sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con cũng như tình yêu con vô bờ của người mẹ Tà Ôi . Mẹ coi đứa con bé bỏng như một nguồn sống , nguồn nuôi dưỡng lớn lao cho niềm tin của mẹ vào ngày mai chiến thắng.
Câu thơ trong bài ”Viếng lăng Bác”” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
ban Nguyen tran thanh dat oi dik la gi