Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở xa hay gần mắt hơn bình thường?
Mắt của một người bị tật nên khi không điều tiết, thể thủy tinh có tiêu cự là 2,2cm
a, Biết rằng khoảng cách từ quang tâm của thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2,5cm. Vậy mắt của người đó bị tật gì?
b, để ảnh của vật hiện lên ở đúng màng lưới thì phải đeo kính gì?
Hãy vẽ hình so sánh mắt cận, mắt lão và mắt bình thường
Những biều thức nào sau đây là triệu chứng của tật cận thị ?
+ Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
+ Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.
+ Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
+ Ngồi trong lớp, không nhìn rõ các vật ngoài sân trường.
Vẽ ảnh của vật AB qua kính cận ở hình 49.1 SGK. Biết rằng kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt và khi đeo kính thì mắt nhìn ảnh của vật AB qua kính.
+ Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt cận ở Cv. Mắt có nhìn rõ vật AB hay không? Tại sao?
+ Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào? Yêu cầu đó có thực hiện được không với kính cận nói trên?
Mai bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 50cm. Lan cũng bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 70cm
a) Ai cận thị năng hơn ai?
b) Mai và Lan đều phải đeo kính để khắc phục tật cận thị. Kính được đeo sát mắt. đó là thấu kính loại gì? Kính của ai có tiêu cực ngắn hơn?
Một người mắt cận phải đeo kính có tiêu cự 30 cm mới nhìn rõ vật ở xa vô cùng (kính đeo sát mắt).
a) Kính người đó đang mang là thấu kính gì?
b) Khi không mang tính người đó nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu
sau khi đeo kính lão có tiêu cự 40 cm thì một người có thể nhìn được vật cách mắt tối thiểu 25 cm Hỏi điểm cực cận của người đó nằm ở đâu
MỘt người bị cận phải đeo kính cận có tiêu cự 50 cm thì mới có thể nhìn rõ những vật ở cách mắt từ 20 cm trở ra.
a/ Xác định vị trí điểm cực viễn của mắt
b/ Khi bỏ kính ra, người này có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt mấy cm.
c/ Xác định giới hạn nhìn rõ những vật ở cách mắt khi không đeo kính.