Văn bản ngữ văn 9

Yến Chi Nguyễn

Lý thuyết

1. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng

- Từ nhiều nghĩa là gì?

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ :

2. Từ đồng âm

- Thế nào là từ đồng âm

- Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm

3. Từ đồng nghĩa

- Thế nào là từ đồng nghĩa

4. Từ trái nghĩa

- Thế nào là từ trái nghĩa

5. Trường từ vựng

- Thế nào là trường từ vựng

6. Từ mượn

- Thế nào là từ mượn

Lại Vũ Hoài Thương
24 tháng 10 2019 lúc 17:39

Câu 1:

-Từ nhiều nghĩa là:Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Ban đầu, từ thường chỉ có một nghĩa nào đó. Nhưng trong thực tế sử dụng, để đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người, trình độ phát triển của xã hội, nhằm gọi tên, biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới, ngoài cách tạo ra những đơn vị từ mới hoàn toàn, người ta thêm vào nghĩa mới cho những từ đã có sẵn. Cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa.

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
26 tháng 10 2019 lúc 22:37

6, Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. ... Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
26 tháng 10 2019 lúc 22:32

1, Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
26 tháng 10 2019 lúc 22:34

2,

+ Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đống âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau.

+

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.

Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
26 tháng 10 2019 lúc 22:35

3,

Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
26 tháng 10 2019 lúc 22:35

4, Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: cao - thấp, phải - trái, ngày - đêm..

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
26 tháng 10 2019 lúc 22:36

5, Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hồ Mai Linh
Xem chi tiết
Phát Triển
Xem chi tiết
seohyun111
Xem chi tiết
Yeennhoang
Xem chi tiết
Thảo
Xem chi tiết
Nông Thị Kiều Oanh
Xem chi tiết
Yến Chi Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huyền Anh
Xem chi tiết
Tran Hoang Anh
Xem chi tiết