Đề cương ôn tập văn 10 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hoàng Việt

"lịch sử văn học của 1 dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy "bằng tác phẩm văn học trung đại trong chương trình lớp 10 . hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Help me !!!!!!!!!

Đạt Trần
9 tháng 1 2019 lúc 12:44

I. MỞ BÀI

Không phải ngẫu nhiên mà ở nước ta cũng như ở nhiều nước, bên cạnh bộ môn lịch sử dân tộc, người ta còn rất coi trọng bộ môn lịch sử văn học dân tộc.

Trong nhiều lí do của sự coi trọng đó, có lí do quan trọng sau đây: "Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hơn của dân tộc đó".

II. THÂN BÀI

A. TÌM HIỂU Ý KIẾN ĐBÀI

1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ được con người sáng tạo ra bằng tiếng nói, chữ viết, lưu hành trong xãhội từ người này sang người khác, lưu truyền trong đất nước từ đời này sang đời khác, có chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ, giúp con người đạt tới cái thật, cái tốt, cái đẹp (chân, thiện, mĩ).

2. Văn học là hiện tượng nhân văn, tức là ở đâu có con người thì có văn học, khi chưa có văn học thành văn thì đã hiện hữu văn học truyền miệng. Song văn học phát sinh và phát triển chủyếu trong khuôn khổ dân tộc, đồng thời có sự giao lưu giữa các dân tộc với nhau. Văn học trước hết có tính chất dân tộc.

3. Văn học không chỉ nói lên cuộc sống vật chất, tinh thần của một người, của một đời mà còn nói lên cuộc đời và tâm hồn của nhiều người, trải qua nhiều đời.

Cuộc sống vật chất và tinh thần của các dân tộc thường được ghi lại trong văn học qua các thời đại từ xưa đến nay. Vì vậy người ta nói văn học là tấm gương phản ánh

trung thành đời sống của một dân tộc. Văn học là kho tàng chứa đựng những giá trị tinh thần, đạo đức, tình cảm của một dân tộc: "Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc đó". Muốn hiểu tâm hồn của một dân tộc, phải tìm hiểu văn học của dân tộc đó.

4. Ý kiến trên là đúng đối với mọi dân tộc và mọi nền văn học, trong đó có văn học của dân tộc Việt Nam ta.

B. LIÊN HỆ VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Văn học Việt Nam bao gồm văn học dân gian truyền miệng, văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XIX (có thể gọi là văn học trung đại), và văn học viết bằng chữ quốc ngữ từ đầu thế kỉ XX đến nay (có thể gọi là văn học hiện đại). Văn học Việt Nam là một kho tàng có nhiều giá trị quý báu, nhiều tác phẩm và tác giả vĩ đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...

2. Văn học Việt Nam là tấm gương phản ánh công cuộc lao động dựng nước và đấu tranh giữ nước của dân tộc ta từ Bắc chí Nam, từ xưa tới nay. Không chỉ đấu tranh và xây dựng đất nước về quân sự, chính trị mà cả về văn hóa, tư tưởng, đạo đức, văn học. Thơ văn đời Lí, đời Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... đều mang những nội dung đó.

3. Nếu nói rằng lịch sử văn học Việt Nam là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc Việt Nam thì lịch sử đó kết tinh thành hai giá trị lớn:

- Chủ nghĩa yêu nước,

- Tinh thần nhân đạo.

Yêu nước thiết tha, thương người sâu sắc, đó là tinh thần Việt Nam, tâm hồn Việt Nam qua văn học Việt Nam.

4. Có thể chứng minh điều trên qua:

- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

- Truyện Kiều của Nguyễn Du và rất nhiều tác phẩm khác.

Nguyễn Trãi tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, Nguyễn Du tiêu biểu cho tấm lòng thương người, song ở mỗi người đều có cả hai giá trị đó. ỞNguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh hay bất cứ tác phẩm, tác giả nào trong văn học Việt Nam cùng đều có cả hai giá trị đó.

5. Các giá trị yêu nước và nhân đạo càng thểhiện rõ hơn trong văn học hiện đại, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ví dụ giai đoạn văn học đầu thếkỉ XX-1930, văn học 1930 - 1945, văn học 1945 - 1975.

III. KẾT BÀI

Ý kiến của đề bài thích hợp đối với mọi nền văn học, lại càng đúng đắn và sâu sắc đối với văn học Việt Nam.

Ý kiến đó giúp ta phương hướng học tập văn học Việt Nam; học tập để hiểu, để yêu hơn dân tộc Việt Nam, để trở thành những con người Việt Nam xứng đáng với dân tộc mình.

Thảo Phương
9 tháng 1 2019 lúc 13:58

Bạn tham khảo bài viết sau:

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là đặc điểm sâu sắc nhất của tâm hồn Việt Nam.
Trước nạn ngoại xâm, tinh thần ấy thể hiện qua những áng hùng văn sôi nổi tinh thần quyết chiến, quyết thắng và những hình tượng anh hùng cứu nước. Nhưng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc ấy còn thể hiện ở nhiều mức độ và ở nhiều dạng thức khác nữa. Có khi đó là tình yêu đối với một vùng trời đất cụ thể nào đó của quê hương mình, có khi làm sống dậy những phong tục đẹp hay những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Có khi là sự phát hiện những nét riêng đáng yêu của dân tộc Việt Nam, cái duyên dáng của con người Việt Nam. Và có khi đó còn là nỗi buồn đau da diết của một thời mất nước tối tăm, là tấm lòng thành kính thiết tha đói với đất nước, đối với cha ông chỉ biết dồn nén vào lòng yêu tiếng mẹ đẻ.
ở người Việt Nam, lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái. Một dân tộc luôn phải cầm gươm, cầm súng, nhưng thơ văn lại nói nhiều hơn đến lòng nhân ái, đến tình yêu, đến thân phận người phụ nữ trong xã họi bất công. Không phải ngẫu nhiên trên đất nước này, những nhà văn lớn từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đến Hồ Chí Minh đều là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Sổng ở một nước nông nghiệp, người Việt Nam luôn gắn bó với thiên nhiên . Văn chương Viẹt Nam vì thế có những tác phẩm đầy tài hoa từ ca dao dân ca đến thơ Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, văn xuôi Nguyễn Tuân, Tô Hoài...đã ghi lại được những nét bút thật tinh tế cảnh sắc thi vị của quê hương đất nước.
Sống triền miên trong khó khăn vất vả, nhiều cơ cực, lại trải qua một lịch sử đầy sóng gió, bão táp, người Việt Nam vẫn luôn yêu đời, vui sống, luôn tin tưởng ở lẽ tất thắng của điều thiện, của chính nghĩa.Trong văn học Việt Nam, tiếng cười không mấy khi dứt hẳn và cũng có lắm cung bậc. Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh,thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương... văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng ...Tuy nhiên hoàn cảnh thực tế khắc nghiệt không cho phép họ lạc quan một cách dễ dãi. Vì thế những tác phẩm văn chươnglớn nhất, tiêu biểu nhất của dân tộc trong quá khứ phần nhiều lại là những thiên truyện, bài thơ viết về nỗi buồn đau của những kiép người chịu nhiều oan trái, bất hạnh. Và tiếng cười nói trên cũng không hẳn là tiếng cười mà chỉ là “ Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”- Nguyễn Công Trứ.


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thúy An
Xem chi tiết
Nghĩa Dương
Xem chi tiết
Yến Chi
Xem chi tiết
Phạm thị quỳnh trang
Xem chi tiết
nhung
Xem chi tiết
nhung
Xem chi tiết
Phạm Minh Chung
Xem chi tiết
Tiên Hà
Xem chi tiết
Phạm Đức Thắng
Xem chi tiết