Lấy 2 cốc nước vôi trong ,đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp lên. Trong chuông A được đưa thêm 1 chậu cây nhỏ. Đặt 2 hệ thống này vào trong bóng tối
Sau khoảng 6 giờ,thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có 1 lớp váng dày.Cốc nước trong chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có 1 lớp váng trắng rất mỏng
-Không khí trong 2 chuông đều có chất khí gì ? Vì sao em biết ?
-Vì sao cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn ?
-Từ kết quả của thí nghiệm, có thể rút ra được kết luận gì ?
CO2 vì nó làm dd ca(oh)2 bị vẩn đục
vì có cây, khi cây thực hiện qt hô hấp sẽ lấy oxi từ mt và thải ra co2 mt kk .ở hai bên là như nhau nhưng bên A có thêm cây nên lượng co2 lớ hơn-> lớp vẩn .đục dày hơn
khi k có .ánh sáng qt hô hấp diễn ra mạnh hơn(cái kết luận nì k chắc :p)
không khí trong hai chuông đều có khí cacbonic (Co2) vì ở cả hai chuông đều có lớp váng trắng
Vì cây ở chuông A đã nhả khí Co2
Từ đó rút ra kết luận khi không có ánh sáng cây sẽ hô hấp ( lấy vào khí ôxi nhả ra khí cacbonic )
- Không khí trong 2 chuông đều có khí cacbonic vì cả 2 cốc nước vôi trong đều có lớp váng.
- Vì khí cacbonic trong cốc A nhiều hơn (vì trong chuông A có đặt một chậu cây)
- Từ kết quả thí nghiệm, ta rút ra kết luận: Khi không có ánh sáng, cây thải ra khí cacbonic.
Không khí trong hai chuông đều có chất khí cacbôníc (CO2) vì ở cả hai chuông đều có lớp váng trắng.
Vì cây ở chuông A đã nhả ra khí CO2.
Từ đó rút ra kết luận khi ko có ánh sáng cây sẽ hô hấp ( lấy vào khí ôxi nhả ra khí ca bô níc)