Ông đồ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chảo Kayy

lập dàn ý lòng thương người và niềm hoài cổ qua bài thơ ông đồ

Chanh Xanh
9 tháng 1 2022 lúc 16:35

TK

I. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên

- Trước kia trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối tết. Chính vì vậy mà những ông đồ già trên vỉa hè phố xá rất đông khách thuê viết chữ và hình ảnh đầu đội khăn xếp mặc áo the đã khắc sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam, nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong số đó. Và theo thời gian, nét đẹp văn hóa kia dần mai một để chính tác giả phải tiếc nuối  và sáng tác nên bài thơ “Ông Đồ” để bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận 1 lớp người và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.

II. Thân bài

1. Khái quát chung về bài thơ

- Thể thơ: Qua hình ảnh ông Đồ viết câu đối tết, tác giả muốn bày tỏ một lòng tiếc thương sâu sắc với một lớp người tài tình sinh bất phùng nay đã gần đất xa trời và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.

- Bố cục: 3 phần

2. Nội dung

a) Nền suy đồi của Hán học giai đoạn 1930 – 1945

- Khi nền văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Thi cử theo lối khoa bảng đã bãi bỏ – các thầy đồ không còn giá trị, mất vị trí đứng trong xã hội.

- Ông đồ từ nghề cho chữ thành kẻ bán chữ.

- Trước “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” đã làm Vũ Đình Liên xúc động. Ông đã ngậm ngùi viết lên những trang thư để người đời suy ngẫm, khơi gợi bao tình cảm đã bị bỏ quên, giúp mọi người nhìn lại di sản của dân tộc đã một thời là nền văn hóa vinh quang của đất nước giờ bị bỏ quên một cách tàn nhẫn.

- Bài thơ vẻn vẹn 20 câu, tác giả dựng nên một hoàn cảnh trải dài theo thời gian với 3 cảnh ngộ của một con người: Ông đồ náo nức giữa khách xuân, ông đồ tư lự trong nỗi cô đơn vắng khách, ông đồ đã vắng bóng. Qua đó bộc lộ được tình cảm của tác giả – một người khách không vô tình.

b) Ông đồ thời còn khách

- Thời điểm xuất hiện. Hoa đào nở - lúc xuân về - Ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên đường phố" để viết câu đối thuê:

“Mỗi năm hoa đào nở

Bên phố đông người qua”

- Đây là thời kì ông đồ còn được nguồn an ủi khi vị trí xã hội của nho học không còn. Mỗi năm ông xuất hiện một lần trong dịp Tết.

- Lời thơ tuy buồn nhưng vẫn còn chút niềm vui khi mọi người còn t thích đôi câu đối đỏ treo trong nhà. Đó là niềm vui nho nhỏ, là những phát huy hoàng còn sót lại:

“Bao nhiêu người thuê viết

Như phượng múa rồng bay”

- Lúc này ông đồ như người nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người. Đây là những giây phút lóe sáng của ngọn đèn sắp tắt, là những gì còn “sót lại của một thời tàn”.

c) Ông đồ trong nỗi cô đơn vắng khách

- Theo bước tiến của xã hội, con người đã có những thay đổi mới niềm vui còn sót lại của ông đồ thưa dần, xa dần...

“Nhưng mỗi năm nỗi vắng

Người thuê viết này đâu?”

- Cảnh mọi người quây quần bên ông đồ để thuê viết đã không còn nữa - Ông đồ như một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái lỡ thời.

- Tâm trạng buồn bã cô đơn thấm dần từ lòng người sang cảnh vật. Không ai thuê viết “giấy đỏ buồn không thắn và “mực đọng trong nghiên sầu” c làm tăng nỗi buồn tủi cô đơn của ông đồ và thể hiện được sự cảm thông của tác giả.

- Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay” một sự vô tình đến phũ phàng! Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng, nhưng không ai ban phát cho ông. Song giữa dòng người qua lại đó, vẫn còn một con người thương cảm cho ông và đã viết nên hai câu đặc sắc: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay.

- Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm không buồn nhặt Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi" của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng, mưa bay ngoài trời hay mưa trong lòng người? Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn nào khó tả.

d) Ông đồ không còn nữa

- Mùa xuân đến, hoa đào lại nở. Nhưng xuân năm nay không còn như xuân năm xưa bởi: Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa.

- Xuân đã đến nhưng ông đồ đã vắng bóng, ông đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. “Một con én không tạo được mùa xuân” thì một “ông đồ” cũng không làm xoay được cảnh đời. Ông đã không đủ kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống đầy phũ phàng ấy nữa... Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng.

- Hai câu cuối là lời tư vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Lời thơ như một nén nhang tưởng niệm những người xưa

- Những người của muôn năm cũ đã tạo dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, là giá trị của đời sống tinh thần - giờ họ ở đâu?

- Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đc cho đời rồi vụt tắt trước những thi đổi của cuộc sống. Bài thơ với thể ng ngôn quen thuộc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết, chỉ vỏn vẹn có năm khổ thơ nhưng đã gói trọn số phận, một lớp người, một thế hệ đã qua.

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận, đánh giá chung, mở rộng vấn đề

- Việt Nam có rất nhiều phong tục, văn hóa tốt đẹp. Nhưng cùng với quá trình hòa nhập, nhiều nét đẹp nay đã dần bị quên lãng. Bài thơ Ông Đồ đã diễn tả thành thông nỗi tiếc nuối khi các nét đẹp bị bỏ quên. Đồng thời, đây là lời nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải cố gắng gìn giữ những nét đẹp của dân tộc để Việt Nam vừa trở thành một đất nước văn hiến, vừa là một nước hiện đại.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Minh hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Minh hiếu
Xem chi tiết
Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết
Thu Nguyễn Thị
Xem chi tiết
nguoivietnam
Xem chi tiết
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết
lk124
Xem chi tiết
Trần Phách Nguyệt
Xem chi tiết
Zynn Zynn
Xem chi tiết