I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước
II. Thân bài: cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non)
2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.)
Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: vừa trắng lại vừa tròn Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,… Những vẫn giữu được sự son sắt của tấm lòng son Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cựcIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước
Bạn tham khảo:
I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước
Ví dụ:
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. bài thơ thể hiện tấm lòng son sắt và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
II. Thân bài: cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non)
2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.)
Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: vừa trắng lại vừa tròn Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,… Những vẫn giữu được sự son sắt của tấm lòng son Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cựcIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước
Ví dụ:
Bài thơ dược Hồ Xuân Hương thể hiện thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước hết sức chân thật và sâu sắc.qua bài thơ chúng ta đồng cảm với số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh trôi nước” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
1. Mở bài: giới thiệu bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
2. Thân bài:
a. Biểu cảm về nghĩa đen của bài thơ: Ấn tượng trước cách kể tả vầ chiếc bánh trôi nước và hình ảnh chiếc bánh trôi nước của Hồ xuân Hương: Nhà thơ gợi tả rất chi tiết về đặc điểm cũng như quy trình làm bánh:
- Màu sắc: trắng, hình dáng: tròn, nhân bánh: đường đỏ ở giữa
- Đặc điểm: rắn, nát là do tay người nặn vụng hay khéo
- Cách làm bánh: nặn, luộc, khi bánh sống cho vào nước đun sôi bánh chìm xuống, khi bánh chín sẽ nổi lên
b. Biểu cảm về nghĩa bóng của bài thơ: Bất ngờ và thích thú khi cảm nhận đằng sau việc vịnh cái bánh trôi nước là sự ngợi ca trân trọng và niềm đồng cảm sâu sắc của nhà thơ trước vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa:
- Bài thơ mở đầu bằng cụm từ "thân em": mô típ quen thuộc của ca dao than thân \(\Rightarrow\) Lời người phụ nữ.
- Ngưỡng mộ, trân trọng vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ: duyên dáng, phúc hậu, tràn đầy sức sống. Nghệ thuật: Điệp từ, kết cấu: vừa lại vừa...\(\Rightarrow\) nhấn mạnh và thể hiện niềm tự hào
- Thương cảm, xót xa trước thân phận: bấp bênh, chìm nổi, phó thác, phụ thuộc của người phụ nữ xưa: bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Nghệ thuật: + Giọng thơ chùng xuống như một lời than thở.
+ Sử dụng thành ngữ (đảo thành ngữ), cặp từ trái nghĩa
- Trân trọng, yêu mến vẻ đẹp phẩm chất: son sắt, thủy chung, nghĩa tình ở những người phụ nữ xưa.
Nghệ thuật: + Kết cấu: mặc dầu... vẫn giữ...
+ Giọng thơ tự hào
\(\Rightarrow\) Nhấn mạnh sức sống, sự kiên trinh, niềm kiêu hãnh.
c. Cảm nghĩ về nhà thơ:
- Người đọc khâm phục tài năng sử dụng linh hoạt và sáng tạo ngôn ngữ dân tộc, tài năng dân tộc hóa thể thơ vay mượn của Hồ Xuân Hương.
- Xúc động trước sự đồng cảm của nhà thơ với nỗi niềm của người phụ nữ trong xã hội xưa.
3. Kết bài: Nêu khái quát cảm nhận hoặc mỏe rộng, liên hệ.
(Tick mk nha ^-^ mỏi tay quá)
MB: Giới thiệu chung về tác phẩm ( tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)
TB:
- Cảm nghĩ khái quát về nghệ thuật:
+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
+Ẩn dụ: tác giả mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái xưa dù tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênh trôi nổi, số phận của họ lại bị phụ thuộc vào những kẻ khác.
+Điệp từ sử dụng từ “vừa” trong câu “thân em vừa trắng lại vừa tròn” nói lên những người phụ nữ xưa đều rất tài giỏi và xinh đẹp.
+Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm” mục đích để nói về cuộc đời đầy lận đận, bấp bênh của những người phụ nữ của những kiếp hồng nhan bạc phận của phụ nữ xưa.
+Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
+ Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
+Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay kẻ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...
+Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
-Cảm nghĩ khái quát về giá trị ND
+tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’
+Qua lớp nghĩa thứ nhất, bánh trôi hiện lên với vẻ đẹp giản dị mà thanh tao.
Bánh trôi có sắc trắng dạng tròn xinh xắn-> cái bánh tròn trịa hay rắn nát đều phụ thuộc vào bàn tay khéo léo hay vụng về của người thợ.
Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết-> có thể dùng để cúng trời đất( Mùng 3 tháng 3 Âm lịch).
+Nghĩa thứ hai:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
- Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp, đáng yêu -> đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: Người phụ nữ và thân phận của họ.
Câu thơ vang lên chan chứa niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn”.
Không chỉ ca ngợi nhan sắc mĩ miều, hấp dẫn bên ngoài-> lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong, cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ.
+Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất hạnh.
Xã hội phong kiến bất công xưa kia đã chà đạp, tước đi quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ.
=> Nhìn chiếc bánh trôi xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.
=> Thật thương xót cho người phụ nữ xưa !
=> tự hào về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ.
-Bài thơ mang lại giá trị nhân bản đặc sắc.
KB: Khẳng định lại cảm xúc của tác giả, tác phẩm và của chính mình