Đề cương ôn tập văn 10 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trương Thu Huyền

Lập dàn ý chi tiết phân tích chí làm trai của Nguyễn Du trong đoạn trích "chí khí anh hùng". Từ đó so sánh với quan điểm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ trong hai câu thơ sau:

"Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông"

Nguyễn Thu Hương
23 tháng 4 2019 lúc 14:27

1. Khái quát

- Giới thiệu vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.

- Chí làm trai của người quân tử thời xưa là gì? Là kinh bang tế thế, là rong ruổi bốn phương tám hướng để thực hiện trí nam nhi, sống cho thỏa cho xứng và đúng là bậc quân tử, đại trượng phu.

- Chí làm trai của người anh hùng Từ Hải trong trích đoạn "Chí khí anh hùng"

2. Cụ thể

a. Phân tích chí làm trai của người anh hùng Từ Hải:

- Tuy rất yêu Kiều và mới "nửa năm hương lửa đương nồng" nhưng Từ Hải quyết dứt chữ tình để thực hiện chí làm trai.

- Chí làm trai của Từ Hải không phải là cầu cạnh kinh lễ để thăng tiến theo con đường làm quan. Mà Từ Hải thực hiện chí làm trai bằng cách có chí hướng riêng (thậm chí bị coi là tay giặc cỏ chống lại triều đình). Từ Hải đứng về phía nhân dân, chống lại những nhũng nhiễu của bọn quan lại triều đình thối nát.

Phân tích các câu, hình ảnh trong bài thể hiện chí làm trai: "Theo càng thêm bận biết là đi đâu/ Đành rằng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì/ Quyết lời dứt áo ra đi/ Gió mây bằng đã đến kì dặm phơi"

=> Ra đi dứt khoát vì nghĩa lớn.

b. So sánh:

- Giống: Chí làm trai của Từ Hải và trong câu thơ của Nguyễn Công Chứ đều là khát vọng lớn được ghi danh, được lập chiến công trong trời đất.

- Khác: Người anh hùng Từ Hải không chỉ là người có chí lớn mà còn là người có tình sâu. Tình cảm sâu đậm ấy là động lớn lớn để Từ Hải thực hiện tráng trí nam nhi của mình.


Các câu hỏi tương tự
phyn
Xem chi tiết
nhung
Xem chi tiết
nhung
Xem chi tiết
Bích ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Xu Cà Na
Xem chi tiết
Duyên Bé
Xem chi tiết
Trịnh Nguyễn Ngọc Nghi
Xem chi tiết
võ thị tú uyên
Xem chi tiết
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết