Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Diệp Phi Yến

lập dàn ý chi tiết đề suy nghĩ của em về nhân vật ông hai trong truyện ngắn làng

Thảo Phương
23 tháng 2 2019 lúc 21:05

I ) Mở bài :
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.
II) Thân bài :
_Luận điểm 1: tình yêu làng
+ Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình
- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”
+ Luận cứ 2 : tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc :
- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:”Hà, nắng gớm, về nào… “ rồi cúi mặt mà đi.
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc.
- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.
+Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính
- Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
_Luận điểm 2: tình yêu nước :
- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ).
III) Kết bài :
-Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.
-Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

Quốc Đạt
23 tháng 2 2019 lúc 19:56

I/ MỞ BÀI:

Kim Lân nhà văn có tác phẩm đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám. Ông sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời nên am hiểu rất nhiều về nông thôn Việt Nam và cảnh ngộ của người nông dân. Vì thế, khi viết về đề tài này, Kim Lân thành công hơn cả. Đặc biệt ở truyện ngắn “ Làng”, tác giả đã xây dựng được hình tượng ông Hai,một người nông dân cần cù chất phác, giàu tình yêu đối với quê hương đất nước, gắn bó bền chặt với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

II/ THÂN BÀI:

Ở phần đầu câu chuyện, ta thấy ông Hai rất yêu làng. Tình yêu thiết tha và nồng thắm của ông thể hiện qua niềm tự hào hãnh diện và cái tính khoe làng cố hữu.

Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra. Cũng như bao nhiêu người nông dân khác, ông Hai luôn tin tưởng vào kháng chiến, vào sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch. Vợ con đi tản cư, nhưng ông Hai vẫn muốn ở lại cùng với đội du kích đào đường đắp ụ để bảo vệ cái làng Dầu thân yêu của mình. Đến khi hoàn cảnh gia đình neo bấn, vợ con thúc bách quá, cực chẳng đã ông mới rời làng đi tản cư. Ra đi mà ông Hai cứ an ủi mình “ tản cư âu cũng là kháng chiến”.

Xa làng rồi nhớ làng, tính nết ông Hai có phần thay đổi. Ông ít nói ít cười, đôi khi cáu gắt. Nỗi nhớ làng cứ da diết trong lòng của ông khiến cho ông cảm thấy buồn bực không yên. Ông nhớ từ con đường làng đến mái ngói, nhớ phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng đến cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, nhớ những ngày khởi nghĩa dồn dậpở làng cho đến những lúc cùng anh em đào hào đắp ụ chiến đấu… Ông Hai cảm thấy lúc ấy mình trẻ trung vô cùng, “cũng hát hỏng, bông phèng.” cùng với anh em. Càng nghĩ tưởng, nỗi nhớ càng dâng trào da diết trong lòng ông Hai như những đợt sóng lòng dồn dập. “Caho ôi, ông lão nhớ làng. Nhớ cái làng quá!”.

Niềm khuây khỏa lớn nhất của ông Hai là sang bên gian nhà bác Thứ để nói chuyện và được ra chợ, đến cái phòng thông tin tuyên truyền để nghe tin tức về kháng chiến…

Và rồi một tình huống xảy ra làm cho tình yêu nỗi nhớ làng của ông Hai bị thử thách. Từ đó, người đọc phát hiện ra ngoài tình cảm thiêng liếng mà ông Hai dành cho cái làng chợ Dầu của mình còn có một tình cảm khác thiêng liêng vĩ đại hơn. Đó là tình yêu dất nước thể hiện qua tình cảm đối với kháng chiến, với cụ Hồ…

Ở phòng thông tin tuyên truyền, ông Hai lắng nghe và cảm thấy trân trọng, tự hào trước những tấm gương anh hùng trong cuộc chiến. Ông cảm thấy vui sướng đến nở từng khúc ruột trước những thắng lợi dồn dập của quân ta.,“ ruột gan ông lão cứ múa cả lên. Vui quá!”.

Ngay sau đó, ông nhận được cái tin dữ từ những người đi tản cư – cả làng Dầu đều trở thành Việt gian theo giặc – “Việt gian từ thằng chủ tịch trở đi cơ, ông ạ!”. Cảm giác bất ngờ, hụt hẫng khiến cho ông lão “ cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “rặn è è” “ giọng lạc hẳn”. Ông tủi nhục cúi gằm mặt xuống mà đi. để rồi về đến nhà, không chịu đựng nổi, ông “ nằm vật ra giường” “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra”.

Những ngày kế tịếp, ông Hai sống trong bi kịch triền miên. Ông sợ hãi trốn tránh như một tội phạm, “ một đám đông túm

zed & ahri
23 tháng 2 2019 lúc 20:37

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Ví dụ:
Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, một trong những tác phẩm khăc shoaj tinh thần yêu nước của dân tộc qua một nhân vật được thể hiện rõ ràng nhất là tác phẩm Làng của Kim Lân. Tác phẩm nói về nhân vật ông hai và tình yêu của ông đối với đất nước, lòng căm thù giặc. qua tác phẩm, hình ảnh và vẻ đẹp của ông hai được thể hiện rất nổi bật và rõ ràng. Chúng ta cũng di tìm hiểu diễn biến nhân vật ông Hai.
II. Thân bài: Vẻ đẹp nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
1. Trước khi ông Hai nghe tin xấu về làng của mình:

Ông có tình yêu và nhớ làng da diết Ông vui mừng, vui sướng và mừng rỡ khi nghe tin làng của mình không theo giặc, không theo Pháp Tình yêu thương làng, đất nước mãnh liệt của ông Hai được thể hiện rất rõ ràng và nổi bật

2. Tâm trạng của ông Hai khi nghe làng theo giặc:

Khi nghe tin làng theo giặc ông cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ Ông đã cuối mặt xuống đất mà đi không dám ngước mặt Tâm trạng giống như bị xúc phạm đến tình yêu làng, đất nước Tin làng theo giặc làm chấn động tin thần ông sâu sắc Nỗi ám ảnh thường xuyên xảy ra đến với ông Hai, tủi nhục, đau xót

3. Tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng được giải oan:

Ông vui sướng và hạnh phúc Dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn cảm thấy vui sướng và khoe với mọi người Tình yêu quê hương, đất nước luôn gắn với ông sâu sắc, yêu kháng chiến

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai
Ví dụ:
Nhân vật ông Hai là biểu tượng cho tinh thần yêu quê hương, yêu đất nước. Ông có một tình yêu quê hương và đất nước sâu sắc, biểu hiện cho tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Thiên thần chính nghĩa
23 tháng 2 2019 lúc 21:11

Chào bạn, mình xin được giúp bạn lập dàn ý chi tiết với đề bài này, bạn bám theo dàn bài để hoàn thiện nó nhé!

* Mở bài: - Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai (là nhân vật chính ở tác phẩm nào, của ai?)

- Nêu suy nghĩ, đánh giá tổng quát của mình về nhân vật(Là nhân vật điển hình đại diện cho ai?...)

* Thân bài:

- Luận điểm 1: Ông Hai vốn là người nông dân làng Chợ Dầu, cần cù, chịu khó, hiền lành, chất phác và đặc biệt có tình yêu làng, yêu đất nước tha thiết, sâu nặng cùng sự thủy chung với kháng chiến và trách nhiệm công dân.

+) Tóm tắt nội dung trước khi vào tình huống 1: Ông Hai hay khoe làng, khoe con đường, sinh phẩn của viên tổng đốc... nhưng sau khi được giác ngộ cách mạng, ông khoe làng ông kháng chiến,...; Ông Hai theo lệnh Chính phủ đi tản cư với tư tưởng: "Tản cư âu cũng là kháng chiến". Về tản cư tại thị trấn Thắng, ông hay ra phòng thông tin nghe tin kháng chiến và không giấu nổi sự phấn khích khi nghe tin chiến thắng của quân đội ta...

+) Tình huống 1: Ông Hai nghe tin làng Dầu theo giặc, từ đó có những diễn biến tâm lí phức tạp

a. Mới nghe tin, ông sững sờ, không dám tin, bàng hoàng (dẫn chứng từ văn bản...)

b. Trên đường và khi về đến nhà, ông hụt hẫng, xấu hổ, nhục nhã ê chề (dẫn chứng)

c. Đêm đầu tiên sau khi nghe tin dữ, nhà cửa im ắng, ông Hai chìm trong nỗi đau khổ, day dứt không yên, tính tình nóng nảy, bàng hoàng (dẫn chứng)

d. Mấy ngày sau, ông Hai càng thêm sợ hãi, chán nản, chột dạ mỗi lẫn thấy xì xào bàn tán ...

e. Nỗi sợ hãi, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm khi mụ chủ nhà bắn tin có ý đuổi gia đình ông... Ông Hai tưởng như đã "tuyệt đường sinh sống" (ngoài dẫn chứng, bạn cần cố gắng bàn một chút về nghệ thuật, ở đây có sử dụng độc thoại nội tâm rất hay)

f. Ông tâm sự với con, bày tỏ nỗi oan khuất, sự thủy chung của mình với Cách mạng, với cụ Hồ...

+) Tình huống 2: Tin làng Dầu theo giặc được cải chính

a. Ông Hai vui mừng khôn xiết, thái độ thay đổi rõ rệt khi về nhà...

b. Ông vội vàng chạy đi kể với bác Thứ xong lại kể với mọi người chuyện nhà ông bị đốt nhẵn và tin đồn được cải chính... (động tác "chân tay ông lão cứ múa cả lên"...)

c. Gia tài bị giặc đốt nhưng ông Hai vẫn vui vẻ, hạnh phúc

d. Tối ấy, ông lại sang nhà bác Thứ, kể tường tận mọi sự việc như vừa tham gia trận đánh -> thể hiện tình cảm gắn bó, mặn mà với làng quê, đất nước, cách mạng

- Luận điểm 2: Ông Hai là một trong những nhân vật thành công nhất trong việc tái hiện lại hình ảnh người nông dân trong kháng chiến với nhiều phẩm chất, vẻ đẹp cao quý.

+) Tập trung nói đến ý nghĩa biểu tượng của nhân vật: đại diện cho người nông dân trong kháng chiến, mở rộng hơn là người lao động, nhân dân Việt Nam

+) Thái độ của tác giả: ca ngợi, tự hào, trân trọng, tin tưởng người nông dân, người lao động, dân tộc ta trong kháng chiến với tình yêu làng hòa quyện với tình yêu đất nước bình dị, hiền hậu...

- Luận điểm 3: Để xây dựng nhân vật ông Hai với diễn biến tâm lí và tính cách như vậy, tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc

+) Ngôi kể, giọng điệu trần thuật, đề tài, hoàn cảnh, ...

+) Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc với hai tình huống chính

+) Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua cử chỉ, lời nói, hành động, tâm lí tình cảm, đoạn đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm,...

* Kết bài:

- Tổng kết toàn bộ những ý chính về nhân vật, thái độ, nghệ thuật

- Nêu bài học và lời khuyên cho bản hân cũng như mọi người

Cố lên nhé! banhqua


Các câu hỏi tương tự
iced
Xem chi tiết
Thanh Trà
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
Lưu Phương  Thảo
Xem chi tiết
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
Thanh Trà
Xem chi tiết
Phạm Thúy Ngự
Xem chi tiết
Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết
Vũ Việt Thành
Xem chi tiết