Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu | Ý nghĩa/giá trị |
Chính trị | + Tổ chức nhà nước: mô hình quân chủ chuyên chế tập quyền. + Luật pháp: bộ luật: Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ. | + Quản lý hiệu quả đất nước từ trung ương đến địa phương. + Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, một số điều bảo vệ đến tầng lớp yếu trong xã hội. |
Kinh tế | +Nông nghiệp: Phát triển cây lúa nước. Thành lập các cơ quan chuyên trách, tích cực khai hoang mở rộng diện tích đất. +Thủ công nghiệp: Thành lập Cục Bách tác; trong dân gian xuất hiện các làng nghề. +Thương nghiệp: Nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn trao đổi hàng hóa, thế kỉ XVI-XVII trao đổi với phương Tây. | + Tạo ra của cải, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân và trao đổi buôn bán với bên ngoài. +Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Đại Việt giai đoạn bấy giờ. |
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo | +Tín ngưỡng dân gian: tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ và thờ Thành hoàng làng, đạo Mẫu trong dân gian. +Tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Công giáo | + Làm đa dạng hóa tín ngưỡng tâm linh của người dân Đại Việt. + Gây ảnh hưởng lớn đối với các quyết định của giai cấp thống trị |
Giáo dục và khoa cử | Giáo dục, khoa cử xuất hiện từ thời Lý, đạt đến đỉnh cao thời Lê sơ. | + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn quan lại. + Người dân có tinh thần học tập, sáng tạo phát triển đất nước. |
Chữ viết và văn học | + Chữ viết:chữ Hán, chữ Nôm, thế kỉ XVI: chữ Quốc ngữ. +Văn học: gồm là văn học dân gian và văn học viết, phản ánh xã hội, đúc kết kinh nghiệm sống. | + Giúp ghi chép chính xác các sự kiện lịch sử. +Để lại kinh nghiệm cho thế hệ sau. Làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam |
Nghệ thuật | + Kiến trúc, điêu khắc: Cố đô Hoa Lư, Kinh thành Thăng Long, chùa, tháp… +Điêu khắc: khắc trên công trình kiến trúc, điêu khắc tượng… +Tranh dân gian: tranh thờ và tranh Tết. +Nghệ thuật biểu diễn: nhã nhạc cung đình, ca trù, hát văn….. | + Tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần cho Đại Việt bấy giờ và sau này. + Làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. |
Khoa học, kĩ thuật | +Sử học: Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử lược, Trùng hưng thực lục, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư,… +Địa lý: Dư địa chí, Nghệ An ký, Hồng Đức bản đồ…. +Khoa học kỹ thuật: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư…; về kỹ thuật đóng thuyền chiến, đại bác… +Y học: Các danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông… | + Ghi chép lại các sự kiện lịch sử đã diễn ra, vạch ra ranh giới giữa các khu vực. + Để lại những kinh nghiệm, chiến lược, vũ khí để bảo vệ đất nước. + Nhiều phương thuốc quý được áp dụng vào trong đời sống. |