Văn mẫu lớp 7

Pham Phuong Dong

Làm hộ mình nhé mai mình nộp rồi 😭😭😭😭😭😭😭Bài tập Công nghệBài tập Công nghệBài tập Công nghệBài tập Công nghệBài tập Công nghệ làm hộ mình nhé mai mình nộp rồi 😭😭😭Bài tập Công nghệBài tập Công nghệ

lê anh tuấn
2 tháng 12 2017 lúc 10:02

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

a) Bản phiên âm được viết theo thể thơ "ngũ ngôn tứ tuyệt"

Ngũ ngôn tứ tuyệt: Vần chân 1-2-4.

Cảm xúc nhớ quê bao trùm toàn bộ bài thơ.

b) - Gợi tả: "minh nguyệt quang", "địa thượng sương"

- Cảm nhận: "sàng tiền", "nghi thị"

c) - Thuở nhỏ, ông thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi, Lí Bạch xa quê và xa mãi. Bởi vậy cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà.

- Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

d) Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:

Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

Bình luận (0)
lê anh tuấn
2 tháng 12 2017 lúc 10:16

Tìm hiểu về từ đồng nghĩa:

a) rọi: chiếu...

nhìn: trông, ngó...

b) - Để mắt tới, quan tâm tới: trông,.....

- Xem xét để thấy và biết được: ngó, ....

c) Từ quả và từ trái trong hai VD giống nhau.

d) Từ bỏ mạng và hi sinh đều là chết nhưng sắc thái nghĩa của nó lại khác nhau:

+ Bỏ mạng: chết vô ích.

+ Hi sinh: chết vì nghĩa vụ cao cả.

e) Đồng nghĩa hoàn toàn: ko phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.

Đồng nghĩa ko hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Minh Kien
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Nhung Tatoo
Xem chi tiết
Lê Phương Uyên
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
Xem chi tiết
Đào Nam
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Tường Nhi
Xem chi tiết
Le Thi Viet Chinh
Xem chi tiết
Gonbeo Truong
Xem chi tiết