"Trong thái dương hệ, trái đất với đường kính 12.756 km (hành tinh thứ 3 tính từ mặt trời), không phải là hành tinh nhỏ nhất (mà cũng không là hành tinh lớn nhất). Những hành tinh nhỏ hơn chúng ta có sao kim (Venus), sao hỏa (Mars), sao thuỷ (Mercury) và sao Diêm Vương (Pluto). Ngày nay sao diêm vương chỉ được xem là 1 thiên thể (không là 1 hành tinh) nên sao thủy được xem là hành tinh nhỏ nhất có đường kính là 4879,4 km ( 0,383 lần đường kính trái đất).
Tuy nhiên với các hành tinh phía ngoài thì trái đất chúng ta có kích thước khá khiêm tốn.
- "Cộm cán" nhất là sao Mộc (Jupiter) có đường kính hơn 11 lần đường kính trái đất (chính xác là 142.984 km, gấp 11,209 lần Trái Đất).
- Thứ nhì là sao Thổ (Saturn) có đường kính là 120.536 km (gấp đường kính trái đất 9,449 lần.)
- Sao thiên Vương (Uranus)
- Sao Hải Vương (Neptune)
Gia đình gồm 8 hành tinh trong hệ mặt trời thật nhỏ bé khi so sánh với mặt trời - nguồn sáng duy nhất mà cũng là tâm điểm chuyển động của chúng. Mặt trời có đường kính 1,392 ×106 km gấp 109 lần Trái Đất. Trái đất chúng ta lúc này trông như 1 hạt bụi trên 1 trái banh. Vậy trong thái dương hệ, ngoài mặt trời, sao Mộc (Jupiter) là hành tinh có kích thước lớn nhất và kích thước sao thuỷ (Mercury) là nhỏ nhất."
"Trong thái dương hệ, trái đất với đường kính 12.756 km (hành tinh thứ 3 tính từ mặt trời), không phải là hành tinh nhỏ nhất (mà cũng không là hành tinh lớn nhất). Những hành tinh nhỏ hơn chúng ta có sao kim (Venus), sao hỏa (Mars), sao thuỷ (Mercury) và sao Diêm Vương (Pluto). Ngày nay sao diêm vương chỉ được xem là 1 thiên thể (không là 1 hành tinh) nên sao thủy được xem là hành tinh nhỏ nhất có đường kính là 4879,4 km ( 0,383 lần đường kính trái đất).