Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao viết Lão Hạt sau Chí Phèo, trẻ con không được ăn thịt chó, Tư cách mõ, Một bữa no. Nhân vật trong các truyện đó từng ngã quỵ trước bản năng, miếng ăn, cái đói. Đói khiếp thật! Miếng ăn quý thật nhưng vì nó mà đánh đổi tất cả thì quả đáng buồn. Suốt cuộc đời ngắn ngủi của Nam Cao, cái đói luôn ám ảnh. Ông từng chua chát nói:"Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến cái to tát sao được."Thế mà ông nghĩ đấy, ông nghĩ đói khổ là nguy cơ hủy diệt nhân cách và tinh thần của con người. Miếng ăn thành thử thách. Nam Cao đã trộn lẫn hai cuộc đời thực từ làng Đại Hoàng quê ông để sáng tạo nên lão Hạc, trao cho lão vũ khí tinh thần và không muốn lão thua cuộc. Lão đã lớn từ trang sách, trở thành biểu tượng của nhân cách.
1. Những phần in đậm là trích dẫn lời hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu gì?
2. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức của hai cách dẫn trên.
a)Phần in đậm đầu tiên là trích dẫn lời nói, được ngăn các với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Phần in đậm thứ hai là trích dẫn ý nghĩ, không được ngăn cách với bộ phận đứng trước.
b)
Giống: đều là thuật lại lời nói, ý nghĩ của một người.
Khác:
- Về nội dung:
Cách thứ nhất: lời nói được nhắc lại nguyên văn Cách thứ 2: ý nghĩ được thuật lại- Về hình thức:
Cách dẫn thứ nhất: Nằm trong dấu ngoặc kép và nằm sau dấu 2 chấm. Cách dẫn thứ 2: Không đặt trong dấu ngoặc kép.