: Một vật có m = 2,5kg đặt tại vị trí M trong trọng trường và tại đó thế năng của vật là 3600J. Thả vật rơi tự do xuống đất, khi đó thế năng của vật là – 1200J. a. Gốc thế năng ở độ cao nào so với mặt đất. b. Tính độ cao hM so với mặt đất. c. Tính vận tốc của vật khi qua vị trí gốc thế năng và vận tốc của vật lúc chạm đất, g = 10m/s2
từ độ cao 10m, 1 vật có khối lượng 2 kg, được ném thẳng đứng lên cao, với vận tốc đầu bằng 20m/s, g = 10m/s2, bỏ qua lực cản không khí. mốc thế năng tại mặt đất.
a) tìm thế năng trọng trường của vật tại vị trí ném, ở độ cao cực đại, lúc chạm đất, sau khi ném 1s
b) tìm công của trọng lực thực hiện từ lúc ném đến độ cao cực đại, lúc ném đến chạm đất
Câu 3 : Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao . Trong quá trình chuyển động của vật thì .
A Thế năng của vật giảm , trọng lực sinh công dương .
B Thế năng của vật giảm , trọng lực sinh công âm .
C thế năng của vật tăng , trọng lực sinh công dương .
D Thế năng của vật tăng , trọng lực sinh công âm
Câu 4 : Thế năng hấp dẫn là đại lượng
A Vô hướng , có thể dương hoặc bằng không
B Vô hướng , có thể âm , dương hoặc bằng không
C véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực
D véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không
Câu 5 : Phát biểu nào sao đây sai ? . Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi
A Cùng là một dạng năng lượng khác nhau
B Có dạng biểu thức khác nhau
C Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối
D Đều là đại lượng vô hướng , có thể dương , âm hoặc bằng không
Câu 6 : phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng trọng trường ?
A Luôn có giá trị dương
B Tỉ lệ vợi khối lượng của vật
C Hơn kém nhau một hằng số đối với 2 mốc thế năng khác nhau
D Có giá trị tùy thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng
Câu 7 : Một viên đạn bay trong không khí với một vận tốc ban đầu xác định , bỏ qua sức cản của không khí . Đại lượng nào sau đây không đổi trong khi viên đạn chuyển động ?
A Động lượng
B Gia tốc
C Thế năng
D Động năng
Câu 8 : Hai vật có khối lượng là m với 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h . Thế năng hấp dẫn của vật thức nhất so với vật thứ hai là
A bằng hai lần vật thứ hai .
B bằng một nửa vật thứ hai
C bằng vật thứ hai
D bằng \(\frac{1}{4}\) vật thứ hai
Câu 9 : Chọn phát biểu chính xác nhất ?
A Thế năng trọng trường luôn mang giá trị dương vì độ cao h luôn luôn dương
B Độ giảm thế năng phụ thuộc vào cách chọn gốc thế năng
C Động năng và thế năng đều phụ thuộc tính chất của lực tác dụng
D Trong trọng trường , ở vị trí cao hơn vật luôn có thế năng lớn hơn
Câu 10 : Chọn câu trả lời sai khi nói về thế năng đàn hồi ?
A Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng dự trữ của những vật bị biến dạng
B Thế năng đàn hòi phụ thuộc vào vị trí cân bằng ban đầu của vật
C Trong giới hạn đàn hồi , khi vật bị biên dạng càng nhiều thì vật có khả năng sinh công càng lớn
D Thế năng đàn hồi tỉ lệ với bình phương độ biến dạng
Câu 11 : Một vật có khối lượng m = 3kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng Wt1 = 600J . Thả tự do cho vật đó rơi xuống mặt đất , tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = -900J . cho g = 10m/s2 . Vật đã rơi từ độ cao là
A 50 m B 60 m C 70 m D 40 m
Câu 12 : Một vật khối lượng 3 kg dặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là Wt1 = 600J . Thả vật rơi tự do tới mặt đất tại đó thế năng của vật là Wt2 = -900J . Lấy g = 10m/s2 . Mốc thế năng được chọ cách mặt đất
A 20 m B 25 m C 30 m D 35 m
Câu 13 Một vật khối lượng 3 kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là Wt1 = 600J . Thả vật rơi tự do tới mặt đát tại đó thế năng của vật là Wt2 = -900J . Lấy g = 10 m /s2 . Tốc độ của vật khi qua mốc thế năng là
A 5 m /s B 10 m /s C 15 m /s D 20 m /s
Câu 14 : Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m . Lấy g \(\approx\) 10 m/s2 . Khi chọn gốc thế năng là đáy vực . Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là
A 165 kJ ; 0kJ B 150 kJ ; 0kJ C 1500kJ ; 15 kJ D 1650kJ ; 0kJ
Câu 15 . Một cần cẩu năng một vật khối lượng 400 kg lên đến vị trí có độ cao 25 m so với mặt đất . Lấy g \(\approx\) 10 m/s2 . xác định công của trọng lực khi cần cẩu di chuyển vật này xuống phía dưới tới vị trí có độ cao 10 m
A 100kJ B 75 kJ C 40 kJ D 60 kJ
Câu 16 : Một thác nước cao 30 m đổ xuống phía dưới 104kg nước trong mỗi giây . Lấy g = 10 m/s2 , công suất thực hiện bởi thác nước bằng
A 200 kW B 3000kW C 4000kW D 5000kW
Bài 2: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó Wt1 = 500J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt1 = -900J.
a/ Tính công của trọng lực trong quá trình rơi
b/ Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất.
b/ Xác định độ cao của điểm chọn làm mốc thế năng.
4.Một vật có khối lượng 2 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó Wt1 = 400 J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt2 = - 600 J. Cho g=10 m/s2
a/ Hỏi gốc thế năng đã chọn ở vị trí nào?b/ Vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất?c/ Tính công của trọng lực.
Một vật được ném lên cao với vận tốc 7m/s.Bỏ qua sức cản của kk.Cho g=9,8m/s²
a) tính độ cao cực đại mà vật lên tới .chọn gốc thế năng trọng lực tại mặt đất.chiều dương hướng lên trên
b) ở độ cao nào thế năng bằng động năng? Thế năng gấp 4 lần động năng
1. Một vật nặng có khối lượng m = 32 kg được kéo trên đoạn MN nằm ngang với vận tốc không đổi v = 18km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là m=0,25, lấy g = 10m/s2.
a. Tính lực kéo của động cơ.
b. Đến điểm N thì ngưng tác dụng lực và vật trượt xuống dốc NK nghiêng góc 30° so với phương ngang, có hệ số ma sát 0,3. Biết vận tốc tại chân K là 72km/h. Tính công của trọng lực và công của lực ma sát trên NK.
c. Tại K xe tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang KP và đi thêm được 180m
thì dừng lại. Tìm hệ số ma sát trên đoạn KP.
2. Một hòn đá nặng 150g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là 10m/s từ độ cao H so với
mặt đất. Khi chạm đất vận tốc của vật là 30m/s, bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2
a. Tính độ cao H và thời gian hòn đá chuyển động từ lúc ném đến khi chạm đất.
b. Tính thế năng cực đại mà hòn đá đạt được so với mặt đất.
c. Tính vận tốc của hòn đá khi động năng của nó bằng 3 lần thế năng.
Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m được treo thẳng đứng. Đầu dưới móc vật nặng m = 1kg.
a. Tính độ dãn D l của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng O
b. Kéo vật xuống phía dưới 2cm (kể từ vị trí cân bằng O). Tính thế năng trọng trường của vật, thế năng đàn hồi của lò xo và thế năng của hệ. Chọn gốc thế năng tại vị trí O. Lấy g = 10 m/s2
Mk chỉ cần câu b thui. Xin cảm ơn vì đã chỉ