Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
""ABCS""

I.TRẮC NGHIỆM

1. Bài thơ đồng chí của Chính Hữu ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Viết đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).

B. Viết đầu năm 1947, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).

C. Viết đầu năm 1949, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).

D. Viết đầu năm 1946, trước khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).

2. Theo Chính Hữu những yếu tố nào là cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng?

A. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích, lý tưởng; sự chan hoà, chia sẻ niềm vui và mọi gian lao khó khăn.

B. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung sở thích; sự chan hoà, chia sẻ niềm vui và mọi gian lao khó khăn.

C. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích, lý tưởng; cùng nhau vượt qua nhiều gian lao thử thách.

D. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích và cùng nhau trải qua cơ sốt rét rừng.

3. Dòng nào nói đúng những biểu hiện tình đồng chí của người lính cách mạng?

A. Cảm thông sâu xa tâm tư và nỗi lòng của nhau; cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người nông dân.

B. Cảm thông sâu xa tâm tư và nỗi lòng của nhau; cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời.

C. Cảm thông sâu xa tâm tư và nỗi lòng của nhau; cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.

D. Cảm thông sâu xa tâm tư và nỗi lòng của nhau; cùng nhau nhớ về miền quê nghèo khó nơi có going nước, gốc đa.

4. Dòng thơ: Đồng chí! có ý nghĩa, vai trò đặc biệt như thế nào?

A. Được tách riêng thành một dòng thơ ở giữa bài thơ vừa để kết lại đoạn thơ vừa là bản lề để mở ra mạch thơ mới.

B. Câu thơ chỉ có hai chữ vang lên như một phát hiện, một khẳng định về tình cảm thiêng liêng của người lính cách mạng.

C. Câu thơ đã kết thúc lời giải thích thế nào là tình đồng chí.

D. Cả A và B.

5. Dòng nào nói đúng ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ?

A. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lính.

B. Giàu chất chiến đấu, thấm đẫm chất trữ tình.

C. Kết tinh vẻ đẹp chân dung người lính kháng chiến

D. Tất cả những ý trên.

6. Dòng nào nói đúng về đặc điểm nổi bật của thơ Phạm Tiến Duật?

A. Thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ với giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

B. Thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Pháp với giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

C. Thể hiện hình ảnh nhiều thế hệ trong kháng chiến chống Mỹ với giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

D. Thể hiện hình ảnh “cái tôi” trẻ trung trong kháng chiến chống Mỹ với giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

7. Nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có ý nghĩa như thế nào ?

A. Làm nổi rõ hình ảnh nghệ thuật trung tâm của tác phẩm: những chiếc xe không kính.

B. Những chiếc xe không kính thể hiện một phát hiện thú vị của tác giả.

C. Cho thấy rõ hướng khai thác hiện thực của tác giả: phát hiện ra chất thơ ở nơi khốc liệt, chất thơ của tuổi trẻ chống Mỹ.

D. Tất cả các ý trên.

8. Vì sao những chiếc xe không kính trong chiến tranh mà lại được coi là hình ảnh thơ lạ ?

A. Vì cái vẻ ngoài trần trụi của nó nhưng vẫn băng ra trận thách thức bom đạn kẻ thù.

B. Những chiếc xe đầy dấu vết của bom đạn đã làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe.

C. Không có kính, người lính lái xe lại được giao hoà với thiên nhiên kỳ thú.

D. Cả A và B.

9. Dòng nào nói đúng nhất đặc điểm của những người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật ?

A. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.

B. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội.

C. Sống giản dị, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.

D. Lái xe giỏi, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.

10. Hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trương Sơn thời chống Mỹ được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào ?

A. Hoàn cảnh xuất thân; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.

B. Đời sống tâm hồn; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.

C. Nỗi lòng riêng tư; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.

D. Hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.

11. Phương châm về lượng là gì?

A. Khi giao tiếp cần nói đúng sự thật

B. Khi giao tiếp không được nói vòng vo, tối nghĩa

C. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

D. Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng

12. Thế nào là phương châm về chất?

A. Khi giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực

B. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa

C. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

D. Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.

13. Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm cách thức B. Phương châm quan hệ

C. Phương châm về lượng D. Phương châm về chất

14. Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?

A. Phương châm quan hệ B. Phương châm lịch sự

C. Phương châm cách thức D. Phương châm về lượng

15. Phương châm hội thoại nào được thể hiện trong đoạn trích sau:

- Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa.

Pá Tra bước ra hỏi:

- Mất mấy con bò?

A Phủ trả lời tự nhiên:

- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.

A. Phương châm quan hệ B. Phương châm cách thức

C. Phương châm về chất D. Phương châm về lượng


Các câu hỏi tương tự
Dĩ Vãng
Xem chi tiết
Trần Văn Sáng
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Nobita
Xem chi tiết
Đỗ Quốc Bảo
Xem chi tiết
Nghiêm Phương Linh
Xem chi tiết
Lê Hoàng Mỹ Nguyễn
Xem chi tiết
Đàm Thảo Anh
Xem chi tiết
blackpink blink
Xem chi tiết