Sinh học 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhóc Siêu Quậy

Hút thuốc lá có hại ntn cho hệ hô hấp

Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 3 2017 lúc 20:45

Cái này là cô mình ôn cho mình đúng 100% nhé
- Thuốc lá làm tê liệt lớp lông rubng ở phế quản, giảm hiệu quả lọc sách không khí. Có thể gây ung thư phổ (vì có chất nicotin, nitrozamin,...)
- Trong khói thuốc lá có CO2 chiếm chỗ của O2 trong máu (hồng cầu) làm cho giảm hiệu quả hô hấp có thể dẫn đến tử vong
- Trong khói thuốc lá có nito oxit gây nên viêm xương khớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao.
- Khói thuốc lá có nhiều chất độc, gây ra nhiều bệnh hô hấp như làm bệnh hen suyễn nặng thêm, tắc nghẽn phổi mãn tính.

Nguyễn Việt Hùng
24 tháng 3 2017 lúc 20:45

tác hại của thuốc lá với hệ hô hấp

- Thuốc lá làm tê liệt lớp lông rubng ở phế quản, giảm hiệu quả lọc sách không khí. Có thể gây ung thư phổ (vì có chất nicotin, nitrozamin,...)
- Trong khói thuốc lá có CO2 chiếm chỗ của O2 trong máu (hồng cầu) làm cho giảm hiệu quả hô hấp có thể dẫn đến tử vong
- Trong khói thuốc lá có nito oxit gây nên viêm xương khớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao.
- Khói thuốc lá có nhiều chất độc, gây ra nhiều bệnh hô hấp như làm bệnh hen suyễn nặng thêm, tắc nghẽn phổi mãn tính.

Phan Nguyễn Hoàng Vinh
24 tháng 3 2017 lúc 20:45

Chúng tạo nên những biến đổi di truyền, kích thích sự hình thành và phát triển của khối u, làm mất đi khả năng tự nhiên của cơ thể, đó là tiêu diệt các tế bào mang tổn thương di truyền. Bình thường khi tế bào già đi hay bị tổn thương chương trình đặt biệt trong AND được kích hoạt, phát lệnh cho tế bào ngừng phân chia và chết đi.

Nicotin xóa mất cơ chế bảo vệ này và ép tế bào tiếp tục sống. Nicotin tồn tại càng lâu trong phổi và trong máu thì các tế bào bị tổn thương do chất gây ung thư sẽ càng sống lâu, làm tăng nguy cơ ung thư.

1. Những tác hại của thuốc lá:

Trong thuốc lá có trên 4.000 hóa chất, phần lớn là chất độc hại, trong đó 43 chất là tác nhân gây ung thư.

Nicotin là chất gây nghiện và rất độc trong thuốc lá: Một giọt nicotin có thể làm chết một con thỏ. Bảy gram nicotin làm chết một con ngựa.

Khi bắt đầu hút thuốc là làm dần phụ thuộc nicotin, giống thuốc phiện và heroin làm người sử dụng nghiện và rất khó bỏ thuốc lá. Khi hút thuốc chất nhựa trong khói thuốc lá sẽ bám vào phổi. Nếu hút mười điếu trong ngày cơ thể người hút hít vào 105 gram nhựa mỗi năm. Hút thuốc lá làm tăng khả năng mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm đã nói.

Theo WHO, hàng năm số người hút thuốc ở các nước phát triển (nam: 30 - 40%, nữ: 20 - 40%) và các nước đang phát triển (nam: 40 – 70%, nữ: 2 - 10%).

Những ngưới hút thuốc sẽ chết sớm hơn những người không hút, không phải một ngày, một tháng, một năm mà nhiều năm, thậm chí đến 23 năm. Trong khoảng thời gian đó, tốn kém do hút thuốc cũng đáng kể.

2. Hút thuốc lá có đầu lọc có an toàn không?

Thống kê cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc lá đầu lọc tăng song hành với mức tăng của ung thư phổi. Từ trước đến nay người ta vẫn cho rằng đầu lọc có thể lọc bớt những chất độc hại của thuốc lá vào cơ thể, nhưng theo tạp chí Healthday 6/9 các nhà khoa học Mỹ cho rằng sự xuất hiện của đầu lọc vào những năm 1950 đã kéo theo sự gia tăng các trường hợp ung thư phổi cho đến nay khiến họ phải đặt câu hỏi về đầu lọc thuốc lá.

Có sự liên quan giữa sử dụng đầu lọc trong hút thuốc lá với ung thư phổi. Đầu lọc làm cho người hút thuốc hít những hơi sâu hơn và lâu hơn do đó lượng độc tố đi vào cơ thể nhiều hơn.

3. Chất Carbonmonoxide (CO) tác động có hại như thế nào?

CO là khí độc sinh ra từ sự đốt cháy chất hữu cơ như thuốc lá, là một trong những chất độc hại có trong khói thuốc độc hại cho tim, phổi và mạch máu. Ở phụ nữ có thai CO đi vào máu qua thai nhi làm sự cung cấp oxy bị giảm.

CO cũng hiện diện trong không khí bị ô nhiễm thải ra do đốt cháy xăng dầu, trong thành thị những người không hút thuốc hít thở không khí ô nhiễm, trong máu họ cũng có CO, ngoài khói thuốc lá.

Khi hít khói thuốc vào phổi CO đi qua thành phổi vào máu tấn công Hb (Haemoglobin) chất có trong hồng cầu, chở oxy khắp cơ thể, hồng cầu lại nhạy với CO hơn oxy, do đó có CO trong máu nó sẽ tấn công và thay thế chỗ của oxy đưa đến hậu quả cơ thể phải gắng sức thêm, tim phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể. Tim làm việc nhiều, oxy cung cấp lại ít đi nên tim càng căng thẳng cộng thêm tác động chất trong khói thuốc làm ảnh hưởng tim và mạch máu như động mạch vành nuôi tim dễ đưa đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ung thư phổi… là những nguyên nhân chết sớm.

Cho dù bỏ phần cuối điếu thuốc thì lượng CO vẫn cao do người hút cố hít thuốc vào nhiều hơn và giữ lại lâu hơn. Những người hút thuốc lá nghiện thì hơn 15% oxy của họ bị thay thế bởi CO, và để bù đắp phần oxy mất này tim đã làm việc quá tải.



4. Thuốc lá nguyên nhân của bệnh tim:

Thuốc lá là nguyên nhân chính, nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch. Hút thuốc tác động lên quá trình xơ vữa động mạch.

Tác hại của CO:

- Làm tổn thương lòng mạch, lớp tế bào nội mạc bị tổn thương, nó không còn trơn láng và là một điều kiện hình thành mảng xơ vữa trong lòng nội mạch.

- Làm rối loạn chuyển hoá lipid (mỡ) máu, giảm HDL cholesterol (loại lipid có lợi cho cơ thể).

- Làm tăng LDL cholesterol, tăng triglyceride (lipid có hại), làm tăng khả năng hình thành cục máu đông dẫn đến hậu quả gây nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

- Làm tăng nồng độ catecholamin trong máu, tăng CO như đã nói ở trên và làm khởi phát cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

Mặt khác nicotin tăng trong máu gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tim hoạt động quá tải, tim hoạt động nhiều hơn, có thể gây rối loạn nhịp tim đôi khi ảnh hưởng sinh mạng người hút. Hoại thư chân do co mạch.

5. Thuốc lá tác động lên loãng xương:

Dioxin, một thành phần trong khói thuốc làm giảm quá trình tạo xương, giảm mật độ xương, làm gia tăng nguy cơ gãy cột sống và đầu trên xương đùi, tác dụng còn kéo dài nhiều năm sau khi ngừng hút.

Thuốc lá tác dụng chống lại hoormon sinh dục nữ estrogen, làm bất hoạt estradiol tại gan, khi thúc đẩy việc chuyển hoá nó thành những dẫn xuất ít có hoạt tính hơn.

Thuốc lá làm mãn kinh sớm hơn, làm tác dụng bảo vệ loãng xương của estrogen giảm xuống, ngoài ra còn làm giảm sự hấp thu calci và sự chuyển hoá vitamin D, giảm nồng độ vitamin D trong máu, nguy cơ té ngã gây gãy xương.

Như vậy những nguy cơ nghiêm trọng của việc hút thuốc lá có thể tóm lại là:

- Rủi ro gấp đôi về nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.

- Rủi ro càng tăng gấp đôi nếu khi bệnh nhân có tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá lipid.

- Tăng mười lần cho nữ đang dùng thuốc ngừa thai.

- Tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ.

- Tăng gấp năm lần hoại thư chân và nhất là người bị tiểu đường.

Theo thống kê Úc trong 30.000 ca có nhồi máu cơ tim có hơn 5.000 ca có nguyên nhân hút lá.

Chúng ta cũng cần nhớ rằng khói thuốc gây tổn hại cho người không hút thuốc như người có hút thuốc.

6. Lợi ích của việc bỏ thuốc lá:

Nếu bỏ thuốc lá sẽ cải thiện được các bệnh nói trên nhất là bệnh tim mạch.

Ngưng hút lá sau một năm nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành có thể giảm 50%, bỏ được 10 năm tỉ lệ tử vong do bệnh mạch vành giảm 70% và nếu hơn 10 năm thì tỉ lệ tử vong giống như người không hút thuốc lá.

Với những lợi ích thiết thực ở trên thì tại sau chúng ta không bỏ hút thuốc lá và bỏ đi quan niệm cho dù là “thuốc ngon nửa điếu”. Không hút thuốc lá để được sống thọ hơn và khỏe hơn, ít bệnh tật và giảm được rủi ro bệnh tim, bệnh ung thư… và tiết kiệm được một số tiền, rất kinh tế.

7. Để bỏ thuốc lá bạn cần phải:

- Phải có ý muốn vượt lên chính mình

- Tin chắc mình sẽ làm được

- Xác định rõ thời điểm thực hiện

- Bỏ tức khắc không từng bước

- Tránh nơi khơi gợi sự thèm hút trở lại

- Thỉnh thoảng thấy thèm nhưng kiên định sẽ hết theo thời gian

- Hãy cố gắng cho dù bạn đã thử nhiều lần

Thế nên cho dù với mọi lý do như “Ly rượu là đầu câu chuyện”, hay khói thuốc khơi nguồn cảm hứng hoặc giải tỏa stress, tập trung suy nghĩ hoặc giải quyết vấn đề khó khăn trong công việc, trong cuộc sống, thì việc bỏ hút thuốc lá vẫn là điều lợi ích lớn nhất nên làm, phải làm để có được sức khỏe, trí tuệ vì chính bạn và những người thân xung quanh và cho cả xã hội, môi trường lành mạnh, bởi cuộc sống vẫn còn có rất nhiều niềm vui, đừng để thuốc lá rút ngắn tuổi thọ và cuộc đời của bạn nhé.hihi hơi dài

Bình Trần Thị
24 tháng 3 2017 lúc 20:52

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau :
— CO2 : Chiếm chỗ của 02 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu 02, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
- N02 : Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí ; có thể gây chết ở liều cao.
- Nicôtin : Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.

Bình Trần Thị
24 tháng 3 2017 lúc 20:54

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau :
— CO2 : Chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
- NO2 : Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí ; có thể gây chết ở liều cao.
- Nicôtin : Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.


Các câu hỏi tương tự
haylabancuanhau
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thúy Hiền
Xem chi tiết
Anh Tuấn Hồ Sĩ
Xem chi tiết
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
Nhóc Siêu Quậy
Xem chi tiết
Lê Văn Đức
Xem chi tiết
Hiếu Vũ
Xem chi tiết
pham thi thuy
Xem chi tiết
Trọng
Xem chi tiết