Văn bản ngữ văn 8

Nguyễn Việt Khang

Hướng dẫn soạn bài "Tức cảnh Pác Pó" - Hồ Chí Minh - Văn lớp 8

Thời Sênh
8 tháng 1 2019 lúc 19:29

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…

Câu 2 ( trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

→ Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)::

Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:

- Giống nhau:

+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.

- Khác nhau:

+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".

+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
8 tháng 1 2019 lúc 19:33

Hướng dẫn soạn bài:

Câu 1 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…

Câu 2 ( trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

→ Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)::

Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:

- Giống nhau:

+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.

- Khác nhau:

+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".

+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Việt
21 tháng 2 2016 lúc 10:27

 

I. VỀ TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh sáng tác

Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

2. Thể loại

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thể thơ này chỉ có một khổ gồm bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu bảy chữ (thất ngôn) rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đã được du nhập và trở thành một trong những thể thơ phổ biến của văn học trung đại Việt Nam.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Có thể kể tên một số bài thơ cùng thể thơ với bài này đã học như:  Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya, Rằm tháng riêng,

2. Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh

Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,…không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy cá nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.

3*.  Nguyễn Trãi từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui thú đó. Thế nhưng “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng).

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Bài thơ diễn tả những hoạt động hằng ngày của Bác thời kì hoạt động ở Pác Bó - Cao Bằng. Qua bài thơ, Bác đã thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tinh thần cách mạng triệt để qua giọng điệu lạc quan xen lẫn nét cười hóm hỉnh. Cho nên, đọc bài thơ bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tránh lên gân, nhấn mạnh từ ngữ một cách không cần thiết. Chú ý đọc đúng nhịp 4/3, riêng câu 2 có thể tách thành nhịp 2/2/3.

 

Bình luận (0)
nguyen hong long
12 tháng 1 2020 lúc 20:52

sao không lên google bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trúc Đônôrê
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Hiếu
Xem chi tiết
Ngô Thị Ánh Hoàng
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
Xem chi tiết
Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
mitsuko
Xem chi tiết
mitsuko
Xem chi tiết