Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nguyễn Thị Thùy Trang

Hướng dẫn soạn bài " Thầy bói xem voi" - Văn lớp 6

Võ Minh Tâm
27 tháng 10 2017 lúc 21:38

Soạn bài thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Cách xem và phán về voi. - Người thứ nhất : sờ vòi, phán, voi như đỉa. - Người thứ hai : sờ ngà, phán, voi như cái đòn càn. - Người thứ ba : sờ tai, phán, voi như cái quạt thóc. - Người thứ tư : sờ chân, phán, voi như cái cột đình. - Người thứ năm : sờ đuôi, phán, voi như cái chổi xể cùn. Thái độ của các thầy khi phán « thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai ». Câu 2. Năm thầy đã nói rất về mỗi bộ phận của voi. Nhưng sai lầm là chưa biết tổng hợp về các bộ phận ấy để có cách nhìn toàn diện về cả con vật. Câu 3. Bài học : - Phải biết quan sát mọi sự vật ở các bộ phận. - Phải biết tổng hợp để nhìn nhận toàn diện một vấn đề. - Quan sát nhưng phải biết suy luận (nhiều lúc, chỉ cần nhìn vào một bộ phận đặc trưng ta có thể nắm bắt được tất cả sự vật. Người biết suy luận chỉ sờ vào tai voi là có thể biết con voi.

tiểu thư họ nguyễn
22 tháng 2 2016 lúc 15:40

THẦY BÓI XEM VOI

(Truyện ngụ ngôn)

 

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Ếch ngồi đáy giếng).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Vì là thầy bói (mù) nên các thầy không thể xem voi tận mắt mà chỉ có thể sờ bằng tay. Con voi lại quá to nên mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của nó, thế nên cùng xem một con voi mà ý các thầy không giống nhau: thầy sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa, thầy sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn, thầy sờ tai bảo nó bè bè như cái quạt thóc, thầy sờ chân cãi nó như cái cột đình, thầy sờ đuôi lại nói nó tun tủn như cái chổi sể. Thái độ của các thầy ở đây không phải là tự tin mà chủ quan đến cực đoan: ai cũng cho là mình đúng nhất, người sau phản bác ý kiến của người trước để khẳng định ý của mình, không ai chịu ai, cho nên từ bàn tán các thầy chuyển sang xô xát, dẫn đến kết cục là đánh nhau toác đầu, chảy máu.

2. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ: đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờ được một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi.

Nếu các thầy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi quản tượng, kết hợp với việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, các thầy sẽ biết con voi là như thế nào.

3. Những bài học từ truyện Thầy bói xem voi:

- Khi xem xét một sự vật (hoặc sự việc) cần kết hợp các giác quan (tai nghe, mắt thấy...).

- Nếu không có điều kiện xem xét bằng đầy đủ các giác quan thì phải xem xét một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho cái toàn thể.

- Cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu.

2. Lời kể:

Cũng như Ếch ngồi đáy giếng, truyện Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn có xen các yếu tố gây cười. Cần thể hiện giọng kể làm nổi bật tính chất hài hước của câu chuyện.

Trong cuộc tranh luận của các thầy bói, vì không chịu nghe ý kiến của nhau, ai cũng cho mình là đúng nhất nên càng về sau các thầy càng to tiếng, kết cục là dẫn đến đánh lộn. Giọng kể cần thể hiện tính chất gay gắt, căng thẳng để thấy được không khí của cuộc tranh luận đó.

Câu cuối cùng: "không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu" nên xuống giọng thể hiện sự mỉa mai, châm biếm.

 

3. Trong cuộc sống, ta gặp rất nhiều trường hợp (đặc biệt ở những người trẻ tuổi) đánh giá về sự vật, hiện tượng hay con người một cách sai lầm phiến diện. Ví dụ: Lãnh đạo một cơ quan không đánh giá hết năng lực của nhân viên để phân công công việc cho phù hợp gây thiệt hại cho sản xuất; một bạn chỉ vì nhìn vào một sai lầm hay một khuyết tật của người khác mà phủ nhận tất cả những mặt tốt còn lại;…  

 

Phạm Thị Trâm Anh
17 tháng 10 2016 lúc 18:01

Có trang soạn bài trong hoc24 đó bạn^^

my yến
27 tháng 1 2018 lúc 21:58
Soạn bài: Thầy bói xem voi

Tóm tắt

Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Cách xem và phán về voi của 5 thầy bói mù:

- Người thứ nhất: sờ vòi, phán, voi như đỉa.

- Người thứ 2: Sờ ngà, phán, voi như cái đòn càn

- Người thứ 3: sờ tai, phán, voi như cái quạt thóc

- Người thứ 4: sờ chân, phán, voi như cái cột đình

- Người thứ 5: sờ đuôi, phán, voi như cái chổi xể cùn

Cả năm thầy, ai cũng cho mình là đúng, không ai chịu ai.

Câu 2:

Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ: đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờ được một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi.

Nếu các thầy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi quản tượng, kết hợp với việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, các thầy sẽ biết con voi là như thế nào.

Câu 3: Những bài học từ truyện Thầy bói xem voi:

- Khi xem xét một sự vật (hoặc sự việc) cần kết hợp các giác quan (tai nghe, mắt thấy...).

- Nếu không có điều kiện xem xét bằng đầy đủ các giác quan thì phải xem xét một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho cái toàn thể.

- Cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.

my yến
27 tháng 1 2018 lúc 21:59
Soạn bài : THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) I. VỀ THỂ LOẠI (Xem trong bài Ếch ngồi đáy giếng). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Vì là thầy bói (mù) nên các thầy không thể xem voi tận mắt mà chỉ có thể sờ bằng tay. Con voi lại quá to nên mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của nó, thế nên cùng xem một con voi mà ý các thầy không giống nhau: thầy sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa, thầy sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn, thầy sờ tai bảo nó bè bè như cái quạt thóc, thầy sờ chân cãi nó như cái cột đình, thầy sờ đuôi lại nói nó tun tủn như cái chổi sể. Thái độ của các thầy ở đây không phải là tự tin mà chủ quan đến cực đoan: ai cũng cho là mình đúng nhất, người sau phản bác ý kiến của người trước để khẳng định ý của mình, không ai chịu ai, cho nên từ bàn tán các thầy chuyển sang xô xát, dẫn đến kết cục là đánh nhau toác đầu, chảy máu. 2. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ: đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờđược một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Nếu các thầy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi quản tượng, kết hợp với việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, các thầy sẽ biết con voi là như thế nào. 3. Những bài học từ truyện Thầy bói xem voi: - Khi xem xét một sự vật (hoặc sự việc) cần kết hợp các giác quan (tai nghe, mắt thấy...). - Nếu không có điều kiện xem xét bằng đầy đủ các giác quan thì phải xem xét một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho cái toàn thể. - Cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt: Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu. 2. Lời kể: Cũng như Ếch ngồi đáy giếng, truyện Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn có xen các yếu tố gây cười. Cần thể hiện giọng kể làm nổi bật tính chất hài hước của câu chuyện. Trong cuộc tranh luận của các thầy bói, vì không chịu nghe ý kiến của nhau, ai cũng cho mình là đúng nhất nên càng về sau các thầy càng to tiếng, kết cục là dẫn đến đánh lộn. Giọng kể cần thể hiện tính chất gay gắt, căng thẳng để thấy được không khí của cuộc tranh luận đó. Câu cuối cùng: "không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu" nên xuống giọng thể hiện sự mỉa mai, châm biếm. 3. Trong cuộc sống, ta gặp rất nhiều trường hợp (đặc biệt ở những người trẻ tuổi) đánh giá về sự vật, hiện tượng hay con người một cách sai lầm phiến diện. Ví dụ: Lãnh đạo một cơ quan không đánh giá hết năng lực của nhân viên để phân công công việc cho phù hợp gây thiệt hại cho sản xuất; một bạn chỉ vì nhìn vào một sai lầm hay một khuyết tật của người khác mà phủ nhận tất cả những mặt tốt còn lại;…

Các câu hỏi tương tự
Mai Nguyên Khang
Xem chi tiết
Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
Xem chi tiết
Hoa Thiên Lý
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
Trần Thị A Tiên
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết