Hoàn cành ra đời
- Sau cuộc nội chiến, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nặng nề: năm 1920, sản luợng công nghiệp chỉ còn 1/7 mức trước chiến tranh; phần lớn các nhà máy, xí nghiệp ngừng hoạt động, công nhân thất nghiệp ngày càng nhiều; sản lượng nông nghiệp còn khoảng ½, hàng hóa hết sức thiếu thốn, nhiều thành phố và các trung tâm lâm nghiệp lâm vào nạn đói trầm trọng, bệnh dịch lan tràn làm chết hàng triệu người; giao thong vận tải bị tàn phá nặng nề…
- Tình hình chính trị, xã hội thêm rối ren, không ổn định. Chính sách cộng sản thời chiến trở nên không phù hợp, ngăn cản và kiềm hãm sự phát triển kinh tế: nông dân bất mãn với chế độ trưng thu lương thực, không hào hứng sản xuất; công nhân không có việc làm, ngày càng mệt mỏi do đời sống thiếu thốn… Bọn phản cách mạng tăng cường chống phá, kích động sự bất mãn trong nhân dân, gây bạo loạn ở nhiều nơi. Trong nội bộ Đảng Bônsêvich đã xuất hiện các nhóm đối lập chống lại đường lối của Đảng; không ít đảng viên, cán bộ hoang mang, dao động trước tình hình đất nước.
Nước Nga Xô viết đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hết sức trầm trọng.
- Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tháng 3/1921, Đại hội thứ X của Đảng Cộng sản (Bônsêvich) Nga đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin.
b) Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới:
- Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Nông dân được toàn quyền sử dụng số dư thừa, kể cả tự do bán ra thị trường.
- Công nghiệp: Nhà nước tập trung lực lượng và phương tiện vào việc khôi phục và phát triển những ngành công nghiệp nặng; cho phép tư nhân được thuê (hoặc xây dựng) những xí nghiệp loại nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga; Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế: công nghiệp, giao thong vận tải, ngân hàng, ngoại thương… Chấn chỉnh, tổ chức lại việc quản lý sản xuất công nghiệp, cải tiến chế độ tiền lương, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hoạch toán kinh tế.
- Thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tự do buôn bán và trao đổi, phát triển thương nghiệp, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn; tiến hành cải cách tiền tệ, phát hành đồng rúp mới….
Thực chất của Chính sách kinh tế mới là chuyển từ nền kinh tế mà Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt, dựa trên cơ sở cưỡng bức lao động, trưng thu và cugn cấp theo kiểu “cộng sản thời chiến” (do hoàn cảnh có chiến tranh) sang một nền kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của Nhà nước, công nhận sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nhau (trong một thời gian nhất định); sử dụng vốn, kỹ thuật vaaq2 kinh nghiệm của tư bản trong và ngoài nước để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.