Hoà tan hoàn toàn 21,1 g hỗn hợp Nhôm oxit và sắt (III) Oxit cần 150 ml dung dịch HCl 6M ( vừa đủ )
a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp đầu
b) Tính nồng độ C% của các chất trong dung dịch thu được biết thể tích thấy đổi không đáng kể
c) Nếu cho 42,2 g hỗn hợp trên vào 50 g dung dịch NaOH 3%. Tính nồng độ C% của các chất trong dung dịch đầu
a) Gọi x,y lần lượt là số mol \(Al_2O_3\) và \(Fe_2O_3\) trong hỗn hợp ban đầu.
\(\Rightarrow102x+160y=21,1\) (1)
\(n_{HCl}=6.0,15=0,9\) mol
\(Al_2O_3+6H^+\rightarrow2Al^{3+}+3H_2O\)
x -------> 6x -----> 2x
\(Fe_2O_3+6H^+\rightarrow2Fe^{3+}+3H_2O\)
y --------> 6y ------> 2y
\(\Rightarrow6x+6y=0,9\) (2)
Giải hệ (1)(2) được x = 0,05 mol, y = 0,1 mol
\(\Rightarrow\%m_{Al_2O_3}=\dfrac{102.0,05}{21,1}.100\%=24,17\%\)
\(\Rightarrow\%m_{Fe_2O_3}=100\%-24,17\%=75,83\%\)
b) Dung dịch thu được gồm 0,1 mol \(AlCl_3\) và 0,2 mol \(FeCl_3\)
\(V_{dd}=0,15\) lít \(\Rightarrow C_M\left(AlCl_3\right)=\dfrac{0,1}{0,15}=0,67M\)
\(C_M\left(FeCl_3\right)=\dfrac{0,2}{0,15}=1,33M\)
(Do không cho khối lượng riêng của HCl nên không thể tính được mdd)
c) Nếu cho gấp đôi hỗn hợp Oxit kim loại trên vào 50 gam dung dịch NaOH 3% thì:
\(n_{Fe_2O_3}=0,2\) mol ; \(n_{Al_2O_3}=0,1\) mol; \(n_{NaOH}=\dfrac{3\%.50}{40}=0,0375\) mol
Chỉ có \(Al_2O_3\) phản ứng với NaOH:
\(Al_2O_3+2NaOH+3H_2O\rightarrow2NaAl\left(OH\right)_4\)
0,01875<--0,0375---------------> 0,0375
Dung dịch thu được gồm 0,0375 mol NaAl(OH)4
\(m_{dd}=42,2+50-0,2.160-\left(0,1-0,01875\right).102=51,9125\) gam
\(C\%_{NaAl\left(OH\right)_4}=\dfrac{0,0375.118}{51,9125}.100\%=8,524\%\)