Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 3. Tính chất hóa học của axit

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Ngọc Khánh

hòa tan 46,4g 1 oxit kim loại bằng H2SO4 đạc nóng vừa đủ thu được 2.24l SO2 đktc và 120g muối . Xác định oxit kim loại

qwerty
23 tháng 6 2016 lúc 19:17

Phương trình chung của em ghi chưa đúng, vì 2y/x chỉ là hóa trị của A trong AxOy, oxide này tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc sinh ra sản phẩm khử là SO2 chứng tỏ hóa trị của A trong muối phải lớn hơn 2y/x. Ta gọi hóa trị đó chưa biết đó là n 
* n không chỉ nhận duy nhất một nghiệm là 3 vì trường hợp kim loại Cu có 2 hóa trị là I và II sẽ tác dụng với H2SO4 theo phương trình sau : 
Cu2O + 3H2SO4 = 2CuSO4 + SO2 + 3H2O 

Giả sử có các số dương a, b, c, d, e khác 0 sao cho : 
aMxOy + bH2SO4 = cM2(SO4)n + dSO2 + eH2O 

Để H cân bằng ở 2 vế, ta cần có 2.b = 2.e => b = e => nH2SO4 = nH2O 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có : 

mMxOy + mH2SO4 = m(muối) + mSO2 + mH2O 
=> 46,4 + 98b = 120 + 64.2,24/22,4 + 18b 
=> b = e = 1 

Để S cân bằng ở 2 vế, ta cần có b = cn + d => cn = nH2SO4 - nSO2 = 1 - 0,1 = 0,9 
1 phân tử M2(SO4)n chứa n nguyên tử S và 4n nguyên tử O 
c phân tử M2(SO4)n chứa cn nguyên tử S và 4cn nguyên tử O 
=> mS + mO = 32.cn + 16.4cn = 86,4g 

Phân tử M2(SO4)n được cấu thành từ 3 nguyên tố M, S, O 
Mặt khác, 120g M2(SO4)n chứa 86,4g (S, O) 
=> mM = 120 - 86,4 = 33,6g 

Khối lượng mol của phân tử M2(SO4)n = 2M + 96n 
Ta có tỉ lệ : 2M/96n = mM/mSO4 = 33,6/86,4 => M = 56n/3 
n = 3 => M = 56 (Fe), c = 0,9/n = 0,3 

Để O cân bằng ở 2 vế, ta cần có ay + 4b = 4cn + 2d + e 
=> ay + 4.1 = 4.0,9 + 2.0,1 + 1 
=> ay = 0,8 

Để M cân bằng ở 2 vế, ta cần có ax = 2c => ax = 0,6 
=> ax/ay = x/y = 0,6/0,8 = 3/4 (Fe3O4) 

** Cân bằng PT : MxOy + H2SO4 − M2(SO4)n + SO2 + H2O 

Sự oxy hóa : M{+2y/x} - (n - 2y/x)e = M{+n} 
Sự khử : S{+6} + 2e = S{+4} 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
xM{+2y/x} - (nx - 2y)e = xM{+n} 
S{+6} + 2e = S{+4} 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
..........2 × | xM{+2y/x} - (nx - 2y)e = xM{+n} 
(nx - 2y) × | S{+6} + 2e = S{+4} 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
2xM{+2y/x} + (nx - 2y)S{+6} = 2xM{+n} + (nx - 2y)S{+4} (*) 

- Viết các hệ số ở trên vào vế phải trước : 
MxOy + H2SO4 = xM2(SO4)n + (nx - 2y)SO2 + H2O 
- Cân bằng M, S ở vế trái theo vế phải : 
2MxOy + (2nx - 2y)H2SO4 = xM2(SO4)n + (nx - 2y)SO2 + H2O 
- Cân bằng H ở vế phải theo vế trái : 
2MxOy + (2nx - 2y)H2SO4 = xM2(SO4)n + (nx - 2y)SO2 + (2nx - 2y)H2O (**) 

*** Hệ số của S{+6} ở (**) lớn hơn ở (*) (2nx - 2y > nx - 2y) là do chênh lệch số mol H2SO4 môi trường. Ở (**), (2nx - 2y) mol H2SO4 sẽ chia làm 2 phần : 
- Phần 1 : (nx - 2y) mol nhận electron và bị khử thành (nx - 2y) mol SO2 
- Phần 2 : nx mol còn lại kết hợp với MxOy tạo M2(SO4)n 
Nhưng khi cân bằng phản ứng oxy hóa - khử thì người ta không quan tâm tới số mol môi trường nên ở (*) chỉ ghi hệ số của S{+6} (hay H2SO4) là (nx - 2y) 

VD : 2Fe3O4 + 10H2SO4 = 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O 
Có 10 mol H2SO4 thì chỉ có 1 mol H2SO4 nhận e và bị khử : 
H2SO4 + 2e = SO2 + H2O + O{2-} 
9 mol còn lại tham gia tạo muối (9 mol làm môi trường) : 
9H2SO4 + 2Fe3O4 = 6Fe{3+} + 9SO4{2-} + 8H2O + 2H{+} + 2e

nguyen duy huan
22 tháng 12 2017 lúc 19:45

eoeo

Tenoh Haruka
22 tháng 12 2017 lúc 19:58

hiuhiu


Các câu hỏi tương tự
Mỹ Ngọc
Xem chi tiết
Zin Như
Xem chi tiết
Thương Kim
Xem chi tiết
Trần Ngọc Khánh
Xem chi tiết
duy Nguyễn
Xem chi tiết
nam
Xem chi tiết
Trần Minh Ngọc
Xem chi tiết
Đức Nguyễn Duy
Xem chi tiết
Hoàng Bảo
Xem chi tiết
tamanh nguyen
Xem chi tiết