Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thu Thảo

Hoá dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

Ngọc Mai
7 tháng 5 2017 lúc 8:42

- Giống nhau :

Hoán dụ và ẩn dụ đều gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này với sự vật, hiện tượng, khái niệm khác

- Khác nhau :

Ẩn dụ : sự vật có nét tương đồng

Hoán dụ : sự vật có sự gần gũi, liên tưởng

VD : Ẩn dụ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Hoán dụ : Bàn tay ta làm lên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Nhớ ủng hộ tick Đúng !

Adorable Angel
7 tháng 5 2017 lúc 8:43

Sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ:

Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Khác nhau: Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau. Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

– Hoán dụ:

Áo chàm đưa bui phân ly

Ta có thể hiểu: Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

– Ẩn dụ:

Ngày ngày mt tri đi qua trên lăng, Thy mt mt tri trong lăng rt đỏ. (Vin Phương)

Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

Nguyễn Đàm Linh
22 tháng 2 2018 lúc 20:55

Ẩn dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên nét tương đồng ( nó còn được gọi là so sánh ngầm chỉ có 1 vế ko có từ so sánh và vế 2)
VD : Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Người cha ở đây là Bác Hồ (đã có sự so sánh ngầm Vế A là Bác Hồ, vế B là người cha)
Hoán dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật kia dựa trên :
- Lấy bộ phận chỉ toàn thể : Cậu ấy là một chân sút trong đội bóng của trường.
( Chân chỉ một bộ phận cơ thể )
-Lấy các cụ thể chỉ cái trừu tượng :
Nhà em cách 4 quả đồi
Cách 3 ngọn núi cách đôi cánh rừng
(những điều trên là cái cụ thể cái trừu tượng là sự khó khăn)
-Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng :
Lớp 9D học rất giỏi
( Lớp 9D là vật chứa đựng học sinh lớp 9D là vật bị chứa đựng)
-Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật
Ngày Huế đổ máu
(đổ máu là dấu hiệu của chiến tranh vì vậy Ngày Huế đổ máu tương đương với ngày Huế xảy ra chiến tranh)


Các câu hỏi tương tự
Lê Cẩm Bình
Xem chi tiết
Lê Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Bui Viet Hoang
Xem chi tiết
Darth Vader
Xem chi tiết
Lê Cẩm Bình
Xem chi tiết
Lê An Nguyên
Xem chi tiết
Lê Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết