Hình 13.1 là bức ảnh chiến sĩ quyết tử Trần Thành (Nguyễn Văn Thiềng) đang ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp trên đường phố Hà Nội, được nghệ sĩ Nguyễn Bá Khoản chụp ngày 23-12-1946. Bức ảnh này đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu của quân dân Thủ đô Hà Nội trong những ngày đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
Vậy vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ? Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao là gì? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến ra sao?
a. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ:
+ Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946), thực dân Pháp bội ước, tìm cách phá hoại hiệp định, đẩy mạnh mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam.
+ Từ tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tấn công quân sự ở Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội,...
+ Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao cho quân Pháp giữ trật tự ở Hà Nội.
- Trước những hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do… Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay trong đêm 19 /12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
=> Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ.
b. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
+ Kháng chiến toàn dân: Toàn dân tham gia kháng chiến. Chiến tranh nhân dân sẽ tạo được thế trận cả nước cùng đánh giặc, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài.
+ Kháng chiến lâu dài: Chiến lược của chiến tranh nhân dân Việt Nam, nhằm đánh thắng kẻ địch có ưu thế về kinh tế và quân sự; chuyển hoá tương quan lực lượng theo hướng có lợi cho lực lượng kháng chiến.
+ Kháng chiến toàn diện: Kháng chiến trên các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao... nhằm huy động mọi khả năng, sức mạnh của dân tộc để đánh bại kẻ thù.
+ Dựa vào sức mình là chính: Kháng chiến phải dựa vào sức mình là chính để phát huy được mọi khả năng của quần chúng. Đồng thời, cần tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế
c. Những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao
1. Quân sự:
- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 đã đánh bại ý đồ đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến tại Hà Nội, bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thẳng nhanh” của Pháp, tạo điều kiện cho cả nước chuyển sang kháng chiến lâu dài.
- Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài. Với chiến thắng Việt Bắc, cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.
- Chiến thắng Biên giới kết thúc thắng lợi, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” của Pháp, kế hoạch Rơ-ve bị phá sản. Căn cứ địa cách mạng được mở rộng, con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông, quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
- Tác động của Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va; Giảng dòn quyết định vào ý chỉ xâm lược của thực dân Pháp; Buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán tại hội nghị Giơ-ne-vơ
2. Chính trị, ngoại giao,
- Chính trị:
+ Thành lập các Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Kháng chiến hành chính các cấp
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập, thông qua, bổ sung và chỉnh sửa đường lối cách mạng Đảng. Đưa Đảng ra hoạt động công khai, đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam.
+ Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam
+ Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập
- Ngoại giao:
+ Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đã chính thức công nhận và lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam.
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương chính thức được kí kết và kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam
3. Kinh tế
- Chính phủ ban hành các chính sách để duy trì và phát triển sản xuất: sản xuất lương thực, theo khẩu hiệu “Thực túc bình cường, ăn no đánh thắng”
- Thành lập Nha tiếp tế, làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ, phân phối nhu yếu phẩm cho lực lượng vũ trang và nhân dân ở hậu phương, vừa ra sức phá hoại kinh tế của địch, vừa đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân.
- Năm 1952, Đảng và Chính phủ đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; ban hành chính sách chấn chỉnh thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
4. Văn hóa, giáo dục
- Phong trào Bình dân học vụ được duy trì và phát triển ở các địa phương trên cả nước, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xoá nạn mù chữ trong nhân dân.
- Cải cách giáo dục phổ thông (9 năm), theo hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc.